Việc nhận chuyển giao thành công dây chuyền sản xuất súng bộ binh mới là bước tiến mạnh mẽ của nền CNQP Việt Nam. Hy vọng sẽ có các tổ hợp tên lửa PK SPYDER "Made in Vietnam".
Nhu cầu thay thế SAM-2 và SAM-3 rất lớn
Mặc dù đã đưa vào sử dụng từ khá lâu, nhưng đến nay, các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Volga (SAM-2) và S-125 Pechora (SAM-3) vẫn đang đóng vai trò là xương sống của Bộ đội tên lửa Việt Nam.
Cũng như "huyền thoại" MiG-21 vừa chính thức được Quân chủng PK-KQ quyết định cho nghỉ hưu sau khi đã cống hiến trọn vẹn và hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử với nhiều chiến công oanh liệt, liệu đã đến lúc SAM-2, hoặc thậm chí cả SAM-3 cũng sẽ được "giải ngũ"?
Quả vậy, S-75 Volga đã ở cuối vòng đời, tính năng chiến đấu không theo kịp với bước tiến như vũ bão của công nghệ quốc phòng, nhất là trong lĩnh vực hàng không quân sự, thời gian triển khai thu hồi tương đối chậm, khó đảm bảo tác chiến và sống còn trong chiến tranh hiện đại.
S-125 Pechora thì đang được triển khai nâng cấp lên chuẩn Pechora-2TM, đáp ứng được yêu cầu tác chiến phòng không trong giai đoạn trước mắt, nhưng về lâu dài cũng cần được thay thế bằng các tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới hiện đại hơn.
Do vậy, nhu cầu thay thế cả 2 loại tên lửa này về ngắn hạn và trung hạn là tất yếu và để lấp đầy khoảng trống, Bộ đội tên lửa Việt Nam sẽ cần phải giải bài toán về mua sắm vũ khí trang bị.
Trong 2 ứng viên sáng giá nhất để thay thế cho các tổ hợp nói trên thì BuK-M2E dù được truyền thông phương Tây, đặc biệt là Nga nhắc đến khá nhiều nhưng đến nay vẫn là dấu hỏi lớn, chỉ có SPYDER của Israel đã chính thức được đặt mua.
SPYDER rõ ràng là một lời giải hoàn hảo, xứng đáng không chỉ thuần túy thay thế cho các tổ hợp S-75/125 mà còn tạo ra chất mới cho lưới lửa phòng không của Việt Nam nhờ các tính năng ưu việt vốn được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhất thế giới.
Trong phạm vi bài viết này, xin phép không đi sâu vào việc phân tích các tính năng vượt trội của tổ hợp tên lửa SPYDER, bởi đã có nhiều bài viết đề cập sâu đến vấn đề này, mà chỉ chia sẻ hy vọng rằng một ngày nào đó không xa, SPYDER sẽ được sản xuất tại Việt Nam.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR.
Tương lai đang hé mở
Có thể sẽ có bạn đọc cho rằng hy vọng về một loại tên lửa phòng không hiện đại do Việt Nam tự sản xuất là hão huyền, không có cơ sở hoặc tại thời điểm này đang nằm ngoài tầm với của nền Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Vâng, sự hoài nghi này không phải không có lý.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, có thể nói nền CNQP Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt cả về định hướng phát triển chiến lược, quy hoạch tổng thể và có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như được quan tâm đầu tư lớn cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, những điều kiện cần và điều kiện đủ đã hội tụ, đảm bảo cho CNQP có bước tiến xa hơn, mạnh hơn, đủ sức vươn lên làm chủ những công nghệ mới, trong đó có công nghệ sản xuất radar, tên lửa phòng không mà SPYDER là một ví dụ điển hình. Bởi lẽ:
Thứ nhất, quan hệ song phương Việt Nam - Israel đang hết sức tốt đẹp, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Điều này đã được khẳng định một lần nữa nhân dịp đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Israel do ông Dan Harel, Tổng Vụ trưởng Quốc phòng nhân dịp đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Theo đó, hai bên đều nhất trí quyết định tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung SPYDER-MR.
Việc nhận chuyển giao và vận hành thành công dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới của Israel là minh chững rõ rệt nhất cho bước tiến mới của nền CNQP Việt Nam. Đồng thời cho thấy, phía Israel sẵn sàng chuyển giao nhiều hơn thế.
Thứ hai, Việt Nam đã chính thức đặt mua tên lửa SPYDER từ Israel theo như tuyên bố mới đây của Trung tướng Lê Huy Vịnh - Tư lệnh Quân chủng PK-KQ.
Như vậy, tên lửa SPYDER đã được lựa chọn là một trong những mảnh ghép mới đầy uy lực, tiên phong mở đường cho việc hiện đại hóa lực lượng tên lửa phòng không của Việt Nam và nhất là đến từ một bạn hàng mới, chưa có nhiều truyền thống cung cấp vũ khí cho VN.
Điều này cho phép Bộ đội tên lửa có trong tay loại khí tài hiện đại, đa dạng hóa miếng đánh, dễ dàng chuyển hóa thế trận, phối hợp cùng các lực lượng khác tạo thành lưới lửa phòng không liên hoàn, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tập kích đường không của kẻ địch.
Vấn đề đặt ra ở đây là có nên nhập nguyên chiếc, nguyên bộ đối với từng tổ hợp tên lửa hay là lựa chọn phương án chuyển giao công nghệ để tự sản xuất trong nước?
No comments:
Post a Comment