Với hai cánh tay khổng lồ, loài khủng long mới được khai quật ở Mông Cổ là một loài vật đáng sợ thời tiền sử.
Năm 1965, giới khoa học tìm thấy hai cánh tay khổng lồ của một con khủng long ở Mông Cổ. Gần đây, bộ xương đầy đủ của nó được khai quật cho thấy đó là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Nó sống trong khu vực hiện nay là sa mạc Gobi, khoảng 70 triệu năm về trước.
Một con khủng long Deinocheirus mirificus. (Ảnh:Michael Skrepnick)
Natureworldnews cho biết loài khủng long này cao từ 5 đến 11 mét, nặng khoảng 7 tấn. Nó có chiếc đầu giống loài thú mỏ vịt, một cái bướu như cánh buồm trên lưng, lông loang lổ và không có răng.
Tên của loài khủng long là Deinocheirus mirificus, nghĩa là "cánh tay khủng khiếp". Với móng vuốt dài gần 2,5 mét, con Deinocheirus từng là loài động vật hai chân có cánh tay dài nhất thời bấy giờ.
"Deinocheirus là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất, vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi", tiến sĩ Yuong Nam Lee, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản (Kigam) của Hàn Quốc nói.
Mặc dù có quan hệ với loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex, nhưng trên thực tế con Deinocheirus thuộc về một phân nhóm khủng long theropod được gọi làornithomimosaurs (khủng long đà điểu). Đây là một loài động vật ăn tạp, ăn cả cá và thực vật.
No comments:
Post a Comment