Thật ra, các nhà khoa học nghĩ rằng con thiêu thân không bị ánh sáng của ngọn lửa hay những ánh sáng rực rỡ khác thu hút gì nhiều lắm mà vì chúng bị ánh sáng đó làm cho mất định hướng
Sau đây là cơ chế lí giải. Giống như nhiều loài côn trùng có cánh, con thiêu thân có thể tìm đường đi của chúng một phần bằng cách sử dụng ánh sáng như một cái la bàn. Khi nguồn sáng là mặt trời hay mặt trăng, nói chung là nguồn sáng ở rất xa, thì các tia sáng tới đi vào mắt côn trùng dưới dạng những tia song song nhau.
Vì thế con thiêu thân- và những loài côn trùng có cánh khác - đã tiến hóa để cảm nhận ánh sáng ở một phần cố định của mắt. Miễn là con thiêu thân bay ít nhiều theo một đường thẳng, thì sự phân bố thị giác này vẫn không đổi.
Giờ hãy xét cái xảy ra khi nguồn sáng là một ngọn nến ở gần. Khi đó, góc mà ánh sáng đi vào mắt của con thiêu thân nhanh chóng thay đổi trong khi con thiêu thân vẫn giữ lộ trình bay theo đường thẳng. Con thiêu thân cố gắng làm cái việc mà nó đã tiến hóa để sống dưới ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng tức là giữ một góc không đổi so với nguồn sáng.Và khi nó làm như thế, nó bay xoắn ốc về phía nguồn sáng.
Vì thế, con thiêu thân có vẻ như bị ánh sáng “thu hút” - “sức hút” mãnh liệt đến mức nó tự kết liễu đời mình trong ngọn lửa.
Vì thế con thiêu thân- và những loài côn trùng có cánh khác - đã tiến hóa để cảm nhận ánh sáng ở một phần cố định của mắt. Miễn là con thiêu thân bay ít nhiều theo một đường thẳng, thì sự phân bố thị giác này vẫn không đổi.
Giờ hãy xét cái xảy ra khi nguồn sáng là một ngọn nến ở gần. Khi đó, góc mà ánh sáng đi vào mắt của con thiêu thân nhanh chóng thay đổi trong khi con thiêu thân vẫn giữ lộ trình bay theo đường thẳng. Con thiêu thân cố gắng làm cái việc mà nó đã tiến hóa để sống dưới ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng tức là giữ một góc không đổi so với nguồn sáng.Và khi nó làm như thế, nó bay xoắn ốc về phía nguồn sáng.
Vì thế, con thiêu thân có vẻ như bị ánh sáng “thu hút” - “sức hút” mãnh liệt đến mức nó tự kết liễu đời mình trong ngọn lửa.
No comments:
Post a Comment