Do bị dị tật gene nên những chú bướm này mang đặc điểm nửa thân mang giống đực, nửa thân là giống cái.
Trong số các trường hợp dị tật gene được tìm thấy hiện nay, loài bướm lưỡng tính dọc thân được coi là sở hữu vẻ đẹp nổi bật và đáng chú ý nhất. Những chú bướm thuộc loài Papilio memnon này có nửa thân mình mang đặc điểm của giống đực, nửa còn lại là giống cái, dẫn đến sự khác biệt về màu sắc và kích thước giữa hai bên cơ thể.
Hiện tượng dị tật gene này cũng xảy ra ở tôm hùm, cua và chim, tuy nhiên chỉ loài bướm và bướm đêm mới sở hữu nét đẹp khó cưỡng như vậy.
Dưới đây là hình ảnh của một số cá thể bướm lưỡng tính được nghiên cứu bởi giáo sư sinh học James K. Adams thuộc trường Cao đẳng bang Dalton (Mỹ) và lưu giữ tại nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới.
Hầu hết bướm lưỡng tính đều có kích thước và màu sắc hai bên cơ thể khác nhau, do thừa hưởng những đặc điểm không đồng nhất từ giống đực và giống cái.
Đôi khi, bướm lưỡng tính dọc thân sở hữu vẻ đẹp cân đối và hài hòa.
Hiện tượng lưỡng tính xảy ra khi có hai tinh trùng cùng thụ tinh ở một trứng. Thông thường, phôi với nhiễm sắc thể XX sẽ phát triển thành giống cái và XY sẽ thành giống đực.
Nếu phôi thai mất một nhiễm sắc thể Y thì chúng vẫn có khả năng phát triển thành bướm với hình dạng của giống đực, nhưng không có khả năng sinh sản.
Do đó, khi hai tinh trùng cùng thụ tinh với một trứng, có khả năng phôi thai con sẽ mang cả giới tính đực và cái.
Cánh bướm được phủ những lớp kitin - loại protein cấu tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng. Các lớp kitin này rất mỏng và có thể nhìn xuyên thấu được.
No comments:
Post a Comment