Các nhà cổ sinh vật học Nga vừa đào được hai bộ xương khủng long có niên đại khoảng 100-200 triệu năm mà vẫn trong tình trạng tốt.
Đồ họa mô phỏng loài khủng long Psittacosaurus sibiricus. (Ảnh: Wikipedia)
Nhóm nghiên cứu phát hiện hai bộ xương ở độ sâu 2,5m dưới mặt đất sau ba tuần tìm kiếm tại điểm khai quật nổi tiếng gần làng Shestakovo ở vùng Siberia, Nga.
"Hai bộ xương còn nguyên vẹn và trong tình trạng tuyệt vời", AFP dẫn lời mô tả của Olga Feofanova, giám đốc một bảo tàng địa phương. Bà Feofanova xác định các hóa thạch thuộc loài khủng long Psittacosaurus sibiricus và cho biết mỗi bộ xương dài trên dưới hai mét. Loài này sống trên trái đất cách đây khoảng 100-200 triệu năm.
"Rất ít người tìm được các hóa thạch nguyên vẹn như vậy. Đây là phát hiện mang tính toàn cầu", giám đốc bảo tàng khẳng định.
Cuộc tìm kiếm bắt đầu từ cuối tháng 5 sau khi bảo tàng của bà Feofanova được cho phép tham khai quật cùng nhóm cổ sinh vật học đến từ Moscow. Chính quyền địa phương cho biết hai bộ xương sẽ được trưng bày tại bảo tàng ở đây.
No comments:
Post a Comment