Các nhà nghiên cứu Peru vừa phát hiện hoá thạch loài động vật biển có vú trên sa mạc miền nam nước này.
Phát hiện mới này có thể mở ra nghiên cứu về mối liên kết sự tiến hoá giữa cá voi ngày nay với tổ tiên trên cạn của chúng.
Phát hiện mới này có thể mở ra nghiên cứu về mối liên kết sự tiến hoá giữa cá voi ngày nay với tổ tiên trên cạn của chúng.
Hoá thạch cá voi cổ đại được phát hiện ở
sa mạc Ocucaje, miền nam Peru, một khu vực vốn đã nổi tiếng về các hoá
thạch sinh vật biển có niên đại khoảng 12 triệu năm. Tuy nhiên, hoá
thạch cá voi cổ đại mới được phát hiện có niên đại hơn 40 triệu năm.
Trước đây, các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện hoá thạch về động vật
biển có vú cổ đại ở Peru.
Hoá thạch mới được phát hiện có tên gọi Achaeocetes.
Loài động vật biển có vú cổ đại này vẫn có các đặc điểm giống với tổ
tiên trên cạn của chúng trước khi chúng xuống biển. Qua hàng triệu năm
tiến hoá, những động vật trên cạn này ngày càng có xu hướng ở môi trường
nước và do đó, chân của chúng tiến hoá thành dạng vây và cơ thể chúng
thích nghi với môi trường sống dưới nước. Chúng tiến hoá dần dần cho tới
khi giống như các loại cá voi cá heo ngày này.
Người đứng đầu khoa xương sống cổ sinh vật học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại Lima, ông Rodolfo Salas cho biết: “Achaeocetes
hay cá voi cổ đại là những động vật biển có vú rất nguyên thuỷ và trước
đây chúng tôi nghĩ là chúng không tồn tại ở Peru. Loài động vật này, so
với động vật có vú ngày nay, chúng có chân phát triển hơn, giống như tổ
tiên trên cạn của chúng. Nó cũng có răng tương tự như động vật sống
trên cạn và có lỗ mũi phía trước sọ giống như động vật trên cạn, và
không giống nhiều như động vật có vú có lỗ phun nước phía trên sọ”.
Các hóa thạch về cá voi cổ đại trước đây
mới chỉ được phát hiện ở Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ và Bắc Mỹ và có niên
đại khoảng 50 triệu năm.
No comments:
Post a Comment