Một nghiên cứu mới lần đầu tiên đã hé lộ cách những con cá sấu tiền sử tiến hóa trong một thế giới do khủng long thống trị.
Ngày nay, các con cá sấu hiện đại sống
trong môi trường nước ngọt và ăn động vật có vú cũng như cá. Tuy nhiên,
tổ tiên của chúng là những sinh vật rất khác, với một số cá thể chạy đây
đó như chó trên cạn, trong khi số khác lại thích nghi với cuộc sống
ngoài biển cả, bắt chước hành vi của cá voi.
Nghiên cứu của Đại học Bristol đã khám
phá việc bộ hàm của cá sấu cổ đại đã tiến hóa như thể nào để giúp loài
sinh vật dữ tợn này có thể sống sót ở các môi trường rất khác nhau.
Tom Stubbs, người đứng đầu nghiên cứu, tuyên bố: "Các
tổ tiên của cá sấu ngày nay có lịch sử thú vị, nhưng ít được biết đến
hơn so với các sinh vật cùng thời là khủng long. Chúng là những sinh vật
rất khác với cá sấu chúng ta quen thuộc ngày nay, đa dạng hơn và theo
nghiên cứu, khả năng thích nghi của chúng rất đáng chú ý.
Sự tiến hóa và biến đổi tổ chức cơ
thể của cá sấu trong Đại trung sinh là hiếm có. Chúng đã tiến hóa cả lối
sống và cách thức ăn uống không giống những gì tồn tại ngày nay".
Nhóm nghiên cứu đã xem xét sự biến đổi
về hình dạng và chức năng cơ sinh học của hàm dưới ở hơn 100 con cá sấu
tiền sử trong Đại trung sinh, một thời kỳ bắt đầu cách đây 251 triệu năm
và kéo dài hơn 170 triệu năm.
Nghiên cứu hé lộ, sau sự cố tuyệt chủng
chấm dứt kỷ Trias (hay còn gọi là kỷ Tam Điệp, cách đây 251 triệu năm),
các tổ tiên của cá sấu đã đã xâm chiếm các đại dương trong kỷ Jura (hay
còn gọi là kỷ Chu La, cách đây 205 triệu năm) và tiến hóa bộ hàm chủ yếu
thuận tiện hoạt động dưới nước để bắt những con mồi nhanh nhẹn như cá.
Sự biến đổi đã đạt đỉnh điểm một lần nữa
vào kỷ Creta (hay còn gọi là kỷ Phấn Trắng, cách đây 142 triệu năm),
khi các con cá sấu cổ đại tiến hóa nhiều hình dạng hàm dưới khác nhau để
phù hợp với sự đa dạng của chuỗi thức ăn và môi trường sống bên cạnh
khủng long, kể cả ăn thực vật.
Điầu đáng ngạc nhiên là, ngoài hình
dạng, hàm dưới của cá sấu kỷ Creta không có quá nhiều biến đổi. Thay vào
đó, các bằng chứng hóa thạch phản ánh sự tiến hóa thích nghi ở những
phần khác trong cơ thể, chẳng hạn như lớp sừng phủ ngoài cơ thể như con
tatu.
Tiến sĩ Stephanie Pierce, một thành viên nhóm nghiên cứu, nói thêm: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy, khả
năng khai thai và thích nghi với sự đa dạng của các nguồn thức ăn cũng
như môi trường sống, bằng cách tiến hóa nhiều hình dạng hàm khác nhau,
là thiết yếu đối với sự phục hồi của cá sấu tiền sử sau quá trình tuyệt
chủng chấm dứt kỷ Trias. Khả năng này cũng có thể đóng góp
nhiều nhất cho sự thành công của cá sấu Đại Trung sinh khi sống dưới cái
bóng của khủng long".
No comments:
Post a Comment