Vào một đêm, trong khi bạn ngắm nhìn bầu trời sao, bạn sẽ phát hiện thấy 7 ngôi sao Bắc đẩu ( chòm Đại Hùng tinh ). Trong đó có bốn ngôi sao xếp thành một hình thang giống như một miệng gáo, còn ba ngôi sao khác giống như cán gáo. Kéo dài khoảng cách của 2 ngôi sao phía ngoài miệng gáo 5 lần sẽ là sao Bắc cực mà ta cần tìm. Chỉ cần chúng ta nhìn thấy sao Bắc cực thì các hướng Đông Tây Nam Bắc sẽ dễ dàng được tìm thấy, bởi vì hướng chính của sao Bắc cực là hướng chính Bắc.
Qua quá trình quan sát lâu dài, người ta thấy rằng, dường như mọi ngôi sao đều mọc từ phía Đông và lặn về phía Tây. Chỉ có sao Bắc cực dường như nằm ở giữa bất động, còn các ngôi sao khác đều chuyễn động quanh nó.
Chúng ta đều biết, chính vì Trái đất liên tục tự quay từ Tây sang Đông quanh một cái trục giả tưởng nên mới có sự tuần hoàn ngày đêm, đồng thời cũng hình thành nên hiện tượng mọc ở Đông và lặn ở Tây của các ngôi sao. Nếu như cái trục giả tưởng này của Trái đất được kéo dài vô hạn về hai phía thì đường kéo dài từ một phía sẽ đi qua gần sao Bắc cực.
Chúng ta gọi điểm đó là Bắc Thiên Cực, hướng nó chỉ là hướng chính Bắc, hướng đối xứng là hướng chính Nam. Và chúng ta đã lợi dụng phương hướng của sao Bắc cực để tìm ra hướng chính Bắc của Trái đất. Hiện tượng mọc ở Đông, lặn ở Tây của các ngôi sao là do Trái đất tự xoay chuyển mà thành, vì vậy xem ra thì các ngôi sao giống như là xoay chuyển quanh Bắc thiên cực. Ở gần Bắc thiên cực, thoạt nhìn dường như là sao Bắc cực nằm im bất động, còn cá ngôi sao thì chuyển động xoay quanh sao Bắc cực. Kỳ thực, sao Bắc cực cũng đang xoay chuyển, chỉ có điều phạm vi chuyển động của nó quá nhỏ, mắt thường quan sát không thấy được. Vì vậy, rất tự nhiên nó trở thành tiêu chí tốt nhất để chỉ hướng vào ban đêm.
No comments:
Post a Comment