Khi mới xuất
hiện, không quân từng gây nhiều ầm ĩ đến nỗi một số cái đầu nóng thậm
chí đã đề nghị tất cả các binh chủng khác vì không cần thiết. Nhưng thời
gian đã cho thấy rằng, đó là những suy nghĩ sai lầm. Ngay sau không
quân, các phương tiện phòng không cũng bắt đầu được phát triển và cuối
cùng chúng đã trở thành một trong những phương tiện tiến hành chiến
tranh và răn đe chủ yếu. Thời kỳ chói sáng trong cuộc chạy đua giữa máy
bay và phương tiện phòng không bắt đầu vào thập kỷ 1950. Hồi đó đã ra
đời các tên lửa phòng không có điều khiển mà dù mới ở giai đoạn đầu phát
triển đã hoàn toàn có khả năng gây ra vô số những khó chịu cho không
quân địch.
Điều mọi người đều biết là các vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm đầu tồn tại người tư đã dự định đưa tới mục tiêu bằng máy bay có tầm bay và trọng tải phù hợp. Nhưng sự phát triển vũ bão của tên lửa phòng không và không quân tiêm kích nhanh chóng đòi hỏi các siêu cường phải lấy tên lửa chiến lược làm chỗ dựa.
Nhờ có quỹ đạo bay đường đạn, chúng sẽ hiệu quả hơn nhiều, ngoài ra, tiêu diệt các phương tiện mang phóng này là nhiệm vụ bất khả thi trong những năm 1960 hay 1970. Hơn nữa, không phải tất cả các nhiệm vụ chiến đấu đều có thể giải quyết bằng tên lửa đường đạn tầm xa. Điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Với hệ dẫn thích hợp, các tên lửa này cho phép tấn công các mục tiêu ở chiều sâu chiến thuật hoặc chiến dịch mà không chịu rủi ro lớn đối với bệ phóng và kíp chiến đấu.
Liên quan đến máy bay thì do những lý do hoàn toàn dễ hiểu, cùng với thời gian, hướng phát triển máy bay chủ yếu là máy bay chiến thuật. Từ góc độ các nhiệm vụ mà chúng phải đảm nhận, gần như mọi sự sáng tạo mới đều hữu ích. Ví dụ, sự phổ biến rộng rãi vũ khí chính xác cao đã cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả các đòn không kích và giảm thiệt hại của không quân. Chẳng hạn, trong chiến dịch Bão táp sa mạc (1991), vũ khí có điều khiển đã được không quân Mỹ sử dụng trong dưới 10% phi suất, còn trong chiến tranh Nam Tư thì hầu như tất cả các tên lửa và bom được sử dụng đều là loại tinh khôn. Thật khó xem thường hiệu quả từ việc đó - ở chiến tranh Vùng Vịnh, người Mỹ mất 2 tá máy bay, còn tổn thất ở Nam Tư chỉ đếm chưa đầy một bàn tay. Tuy vậy, vũ khí có điều khiển chính xác cao có giá đắt hơn bom đạn thông thường, điều này lại được bù đắp bởi giá đắt của bản thân máy bay.
Trở lại với phương tiện phòng không. Đặc điểm chủ yếu của vũ khí hàng không chính xác cao là ở chỗ có thể sử dụng nó từ khoảng cự ly xa. Nhờ đó, máy bay không bắt buộc phải tiến vào khu vực hoạt động của phòng không đối phương, nên giảm được nguy cơ tổn thất máy bay. Như vậy, để đối phó hiệu quả với các quân đội lấy các đòn không kích chính xác làm chỗ dựa, cần phải có hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly xa hơn tầm bắn của tên lửa có điều khiển đối phương. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều dùng phương thức tác chiến như thế. Không ít nước thích xem các cuộc tấn công chính xác ở chiều sâu chiến thuật và chiến dịch là nhiệm vụ của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Vì thế, để đối phó với mối đe dọa đó, hệ thống phòng không còn phải có khả năng bắn hạ cả tên lửa đường đạn. Như vậy, mộ hệ thống tên lửa phòng không lý tưởng phải có khả năng chặn đánh mọi loại mục tiêu có thể xuất hiện bên trên chiến trường.
Điều mọi người đều biết là các vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm đầu tồn tại người tư đã dự định đưa tới mục tiêu bằng máy bay có tầm bay và trọng tải phù hợp. Nhưng sự phát triển vũ bão của tên lửa phòng không và không quân tiêm kích nhanh chóng đòi hỏi các siêu cường phải lấy tên lửa chiến lược làm chỗ dựa.
Nhờ có quỹ đạo bay đường đạn, chúng sẽ hiệu quả hơn nhiều, ngoài ra, tiêu diệt các phương tiện mang phóng này là nhiệm vụ bất khả thi trong những năm 1960 hay 1970. Hơn nữa, không phải tất cả các nhiệm vụ chiến đấu đều có thể giải quyết bằng tên lửa đường đạn tầm xa. Điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Với hệ dẫn thích hợp, các tên lửa này cho phép tấn công các mục tiêu ở chiều sâu chiến thuật hoặc chiến dịch mà không chịu rủi ro lớn đối với bệ phóng và kíp chiến đấu.
Liên quan đến máy bay thì do những lý do hoàn toàn dễ hiểu, cùng với thời gian, hướng phát triển máy bay chủ yếu là máy bay chiến thuật. Từ góc độ các nhiệm vụ mà chúng phải đảm nhận, gần như mọi sự sáng tạo mới đều hữu ích. Ví dụ, sự phổ biến rộng rãi vũ khí chính xác cao đã cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả các đòn không kích và giảm thiệt hại của không quân. Chẳng hạn, trong chiến dịch Bão táp sa mạc (1991), vũ khí có điều khiển đã được không quân Mỹ sử dụng trong dưới 10% phi suất, còn trong chiến tranh Nam Tư thì hầu như tất cả các tên lửa và bom được sử dụng đều là loại tinh khôn. Thật khó xem thường hiệu quả từ việc đó - ở chiến tranh Vùng Vịnh, người Mỹ mất 2 tá máy bay, còn tổn thất ở Nam Tư chỉ đếm chưa đầy một bàn tay. Tuy vậy, vũ khí có điều khiển chính xác cao có giá đắt hơn bom đạn thông thường, điều này lại được bù đắp bởi giá đắt của bản thân máy bay.
Trở lại với phương tiện phòng không. Đặc điểm chủ yếu của vũ khí hàng không chính xác cao là ở chỗ có thể sử dụng nó từ khoảng cự ly xa. Nhờ đó, máy bay không bắt buộc phải tiến vào khu vực hoạt động của phòng không đối phương, nên giảm được nguy cơ tổn thất máy bay. Như vậy, để đối phó hiệu quả với các quân đội lấy các đòn không kích chính xác làm chỗ dựa, cần phải có hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly xa hơn tầm bắn của tên lửa có điều khiển đối phương. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều dùng phương thức tác chiến như thế. Không ít nước thích xem các cuộc tấn công chính xác ở chiều sâu chiến thuật và chiến dịch là nhiệm vụ của các tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn. Vì thế, để đối phó với mối đe dọa đó, hệ thống phòng không còn phải có khả năng bắn hạ cả tên lửa đường đạn. Như vậy, mộ hệ thống tên lửa phòng không lý tưởng phải có khả năng chặn đánh mọi loại mục tiêu có thể xuất hiện bên trên chiến trường.
S-300VМ Antei-2500 (ký hiệu của Tổng cục Tên lửa-pháo binh, Bộ Quốc phòng Nga là 9K81M, Mỹ và NATO gọi là SA-23 Gladiator) |
Cần lưu ý là việc sở hữu những vũ khí trang bị đó
là cực kỳ quan trọng đối với Nga, bởi lẽ đối phương tiềm tàng có thể mở
các cuộc tấn công bằng không quân hay tên lửa tầm trung vào nước Nga hầu
như từ mọi hướng. Nguyên nhân chủ yếu là yêu cầu của Hiệp ước Xô-Mỹ về
thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Chỉ các tên lửa đó của Liên Xô
và Mỹ bị thủ tiêu, còn một số nước khác không tham gia hiệp ước, vẫn
tiếp tục chế tạo vũ khí này. Không may là một số nước trong số đó lại có
biên giới chung với Nga như Iran, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Quan
hệ của Nga với các nước này không thể gọi là căng thẳng, song cũng nên
lơi lỏng khi có những vũ khí đó ở sát sườn mình. Bởi vậy mà các hệ thống
tên lửa phòng bảo vệ lãnh thổ Nga phải có khả năng tiêu diệt cả các mục
tiêu khí động lẫn đường đạn.
Trở ngại chính để chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không đó là ở các tham số bay khác nhau của mục tiêu. Mục tiêu khí động có tốc độ tương đối thấp, quỹ đạo của nó hầu như luôn nằm ở phương ngang. Trong khi đó, phần chiến đấu của tên lửa đường đạn rơi xuống mục tiêu với tốc độ siêu âm, góc rơi nằm trong khoảng 30-80 độ. Tương ứng là tốc độ phần chiến đấu liên tục tăng, làm giảm đáng kể thời gian cho những hành động phản ứng.
Cuối cùng, phần chiến đấu tên lửa có kích thước nhỏ và bề mặt tán xạ hiệu dụng cũng khá nhỏ nên rất khó bị phát hiện. Và đó là chưa tính đến khả năng tách đầu đạn, sử dụng các phương tiện đột phá phòng không/phòng thủ tên lửa… Vĩ những lý do đó, chỉ những nước phát triển mới có thể xây dựng được hệ thống hỗn hợp phòng không/phòng thủ tên lửa và việc đó cũng khiến họ mất rất nhiều thời gian.
Ví dụ, Mỹ mất gần 13 năm cho chế tạo hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Trong suốt thời gian đó, các kỹ sư Mỹ đã làm đơn giản hóa tối đa có thể thiết bị điện tử của tên lửa và bảo đảm hiệu quả tác chiến chống các mục tiêu hiện tại và tương lai. Nhưng mọi nỗ lực vạn năng hóa hệ thống tên lửa phòng không này đã không mang lại kết quả mong đợi. Kết quả là Patriot chỉ bắn hạ được 1/3 số tên lửa Scud. Ngoài ra, Patriot không lần nào đánh chặn được Scud ở tầm xa hơn 13-15 km tính từ bệ phóng. Mà đó là với tên lửa bị bắn hạ (Scud) lạc hậu hơn nhiều tên lửa phòng không (Patriot) tiêu diệt nó. Sau đó, Mỹ đã mấy lần nâng cấp hệ thống Patriot, nhưng họ cũng không thể nâng cao đáng kể hiệu quả tiêu diệt mục tiêu đường đạn của nó. Có lẽ một phần vì thế mà các tên lửa đánh chặn dùng để phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ đã không dựa trên các vũ khí trang bị hiện có.
Trở ngại chính để chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không đó là ở các tham số bay khác nhau của mục tiêu. Mục tiêu khí động có tốc độ tương đối thấp, quỹ đạo của nó hầu như luôn nằm ở phương ngang. Trong khi đó, phần chiến đấu của tên lửa đường đạn rơi xuống mục tiêu với tốc độ siêu âm, góc rơi nằm trong khoảng 30-80 độ. Tương ứng là tốc độ phần chiến đấu liên tục tăng, làm giảm đáng kể thời gian cho những hành động phản ứng.
Cuối cùng, phần chiến đấu tên lửa có kích thước nhỏ và bề mặt tán xạ hiệu dụng cũng khá nhỏ nên rất khó bị phát hiện. Và đó là chưa tính đến khả năng tách đầu đạn, sử dụng các phương tiện đột phá phòng không/phòng thủ tên lửa… Vĩ những lý do đó, chỉ những nước phát triển mới có thể xây dựng được hệ thống hỗn hợp phòng không/phòng thủ tên lửa và việc đó cũng khiến họ mất rất nhiều thời gian.
Ví dụ, Mỹ mất gần 13 năm cho chế tạo hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Trong suốt thời gian đó, các kỹ sư Mỹ đã làm đơn giản hóa tối đa có thể thiết bị điện tử của tên lửa và bảo đảm hiệu quả tác chiến chống các mục tiêu hiện tại và tương lai. Nhưng mọi nỗ lực vạn năng hóa hệ thống tên lửa phòng không này đã không mang lại kết quả mong đợi. Kết quả là Patriot chỉ bắn hạ được 1/3 số tên lửa Scud. Ngoài ra, Patriot không lần nào đánh chặn được Scud ở tầm xa hơn 13-15 km tính từ bệ phóng. Mà đó là với tên lửa bị bắn hạ (Scud) lạc hậu hơn nhiều tên lửa phòng không (Patriot) tiêu diệt nó. Sau đó, Mỹ đã mấy lần nâng cấp hệ thống Patriot, nhưng họ cũng không thể nâng cao đáng kể hiệu quả tiêu diệt mục tiêu đường đạn của nó. Có lẽ một phần vì thế mà các tên lửa đánh chặn dùng để phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ đã không dựa trên các vũ khí trang bị hiện có.
S-400 Triumf |
Liên Xô trước đây cũng chú trọng vạn năng hóa, song
không làm như Mỹ. Sau những nghiên cứu thăm dò ban đầu theo chuyên đề
hệ thống tên lửa phòng không S-300, Liên Xô đã quyết định nghiên cứu chế
tạo các dòng P và V với tư cách vũ khí phòng không, còn nhiệm vụ tiêu
diệt mục tiêu đường đạn được bổ sung chỉ khi có khả năng thích hợp.
Những khả năng này như tương lai đã tho thấy là chẳng có nhiều. Thay đổi
thành phần trang thiết bị của các hệ thống, bổ sung các tên lửa mới,
nhưng vẫn không thể cải thiện đáng kể về khả năng tiêu diệt mục tiêu
đường đạn. Đôi khi cũng nghe thấy nói rằng, hệ thống tên lửa phòng không
S-400 được chế tạo mới đây, bất kể các tuyên bố của những công trình
sư, không thể dùng để phòng thủ tên lửa chiến thuật bởi vì nó có “gốc
rễ” từ hệ thống S-300P. Mà hệ thống này như đã nói là chỉ đối phó ngon
lành với các mục tiêu khí động. Hệ thống S-500 đang được phát triển cũng
sớm bị chỉ thích giống như thế. Xét đến tính bảo mật thông tin về hai
hệ thống này thì những phát biểu như vậy có thể coi là quá sớm và cũng
có những điều không đúng sự thật. Tuy nhiên, việc kết hợp phòng không và
phòng thủ tên lửa chiến thuật không hề đơn giản, trong khi các chi tiết
về hoạt động của Tập đoàn Almaz-Antei lại ít hơn mong đợi.
Cũng có ý kiến là lẽ ra nên lấy dòng S-300V làm cơ sở để phát triển các hệ thống mới. Hậu thuẫn cho ý kiến này là những đặc điểm của S-300V được nêu ra: trong thành phần vũ khí của nó có các tên lửa 9М82 ngay từ đầu được thiết kế để tấn công mục tiêu đường đạn. Tuy nhiên, các tên lửa mà 9М82 được thiết kế để đối phó từ lâu đã bị loại khỏi trang bị, còn khả năng của nó đánh chặn các phương tiện tiến công hiện đại hơn thì lại bị nghi ngờ. Tuy vậy, S-300V vẫn là nền tảng tốt nhất cho các hệ thống tên lửa phòng tương lai.
Có thể đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến này. Nhưng chỉ chừng nào sự tranh cãi diễn ra trong khuôn khổ bình thường. Bởi lẽ, đôi khi một số người có liên hệ nhất định với việc chế tạo các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga đưa ra những phát biểu rất không xác thực. Chẳng hạn, có ý kiến nói rằng “các nhà quản lý từ Bộ Quốc phòng Nga” đơn giản là không hiểu được sự khác nhau giữa S-300P và S-300V vì thế họ bóp chết một nhánh phát triển phương tiện phòng không rất triển vọng. Cuối cùng, mấy tuần trước, một nữ nhà báo có tiếng trên làn sóng của một đài phát thanh có tiếng đã buộc tội S-400 là nửa vời. Logic buộc tội “cao hơn mọi lời khen”: đó là các tên lửa tầm xa hiện đang được thử nghiệm, còn trong trang bị hiện chỉ có các tên lửa tiêu chuẩn. Vì thế, hệ thống này kém cũng như tình trạng công việc ở Tập đoàn Almaz-Antei.
Cũng có ý kiến là lẽ ra nên lấy dòng S-300V làm cơ sở để phát triển các hệ thống mới. Hậu thuẫn cho ý kiến này là những đặc điểm của S-300V được nêu ra: trong thành phần vũ khí của nó có các tên lửa 9М82 ngay từ đầu được thiết kế để tấn công mục tiêu đường đạn. Tuy nhiên, các tên lửa mà 9М82 được thiết kế để đối phó từ lâu đã bị loại khỏi trang bị, còn khả năng của nó đánh chặn các phương tiện tiến công hiện đại hơn thì lại bị nghi ngờ. Tuy vậy, S-300V vẫn là nền tảng tốt nhất cho các hệ thống tên lửa phòng tương lai.
Có thể đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến này. Nhưng chỉ chừng nào sự tranh cãi diễn ra trong khuôn khổ bình thường. Bởi lẽ, đôi khi một số người có liên hệ nhất định với việc chế tạo các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga đưa ra những phát biểu rất không xác thực. Chẳng hạn, có ý kiến nói rằng “các nhà quản lý từ Bộ Quốc phòng Nga” đơn giản là không hiểu được sự khác nhau giữa S-300P và S-300V vì thế họ bóp chết một nhánh phát triển phương tiện phòng không rất triển vọng. Cuối cùng, mấy tuần trước, một nữ nhà báo có tiếng trên làn sóng của một đài phát thanh có tiếng đã buộc tội S-400 là nửa vời. Logic buộc tội “cao hơn mọi lời khen”: đó là các tên lửa tầm xa hiện đang được thử nghiệm, còn trong trang bị hiện chỉ có các tên lửa tiêu chuẩn. Vì thế, hệ thống này kém cũng như tình trạng công việc ở Tập đoàn Almaz-Antei.
Nhưng dẫu sao cũng vẫn phái chú ý đến các mẫu hệ thống tên lửa phòng không đời mới của dòng V, ví dụ như S-300VМ. Hệ thống này còn được gọi là Antei-2500. Chữ Antei là chỉ nhà thầu chính, còn con số 2500 chỉ tầm bắn tối đa của tên lửa đường đạn mà S-300VМ có thể bắn hạ.
Ưu điểm chính của Antei-2500 mà những người ủng hộ ưu tiên phát triển dòng S-300V nói là hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu của nó. Trong thành phần trang thiết bị vô tuyến điện tử của S-300VМ có 2 radar: 1 radar nhìn vòng và 1 radar quan sát có lập trình. Radar nhìn vòng theo dõi toàn bộ không gian xung quanh và trước hết dùng để phát hiện các mục tiêu khí động, còn radar thứ hai quan sát vùng rẻ quạt 90 độ theo phương ngang (góc tà đến 50 độ) và phát hiện mục tiêu đường đạn. Radar quan sát có lập trình của S-300VМ có thể bắt bám đồng thời đến 16 mục tiêu.
Cho đến nay, chưa quân đội nước nào khác có những hệ thống tương tự. Vì thế mà Mỹ từng buộc phải đối phó với tên lửa đối phương theo cách thức rất rắc rối. Chẳng hạn, vụ phóng tên lửa được phát hiện nhờ radar cảnh báo sớm tên lửa tấn công đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ; sau đó thông tin truyền đến sở chỉ huy Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ NORAD ở Mỹ, nơi xử lý thông tin thu được và tính toán đưa ra thông tin chỉ thị mục tiêu và chỉ sau đó, thông tin cần thiết mới được truyền đến hệ thống phòng không cụ thể. Antei-2500 có thể độc lập làm tất cả những chuyện đó mà không cần đến các hệ thống bên ngoài.
Vũ khí của S-300VМ gồm 2 loại tên lửa:
- 9М82М có khả năng bay với tốc độ đến 2.300-2.400 m/s và tấn công các mục tiêu đường đạn. Nó có thể tiêu diệt tên lửa đường đạn có tốc độ tối đa hơn 4,5 km/s. 9М82М cũng có thể chặn đánh cả mục tiêu khí động một khi tầm bắn tối đa đạt đến 200 km;
- 9М83М có tốc độ bay đến 1.700 m/s, dùng để tiêu diệt mục tiêu khí động. Tính năng không khác mấy các loại tên lửa trước đó của họ S-300V.
Các tên lửa 2 tầng được chuẩn hóa tối đa và sử dụng các động cơ nhiên liệu rắn. Điều thú vị là phần chiến đấu tên lửa khi phát nổ không văng đều các mảnh tiền chế về tất cả các hướng mà chỉ ở một rẻ quạt tương đối nhỏ. Kết hợp với dẫn tên lửa khá chính xác, điều này nâng cao xác suất tiêu diệt chắc chắn tất cả các loại mục tiêu.
Theo thông tin hiện có, các tên lửa của Antei-2500 sử dụng hệ dẫn kết hợp: tên lửa bay đến điểm do máy móc mặt đất xác định nhờ hệ dẫn quán tính, còn ở giai đoạn cuối, hệ dẫn radar bán chủ động được kích hoạt. Việc điều khiển trực tiếp thực hiện nhờ các cánh lái động học khí phụt. Đó là vì tiêu diệt các tên lửa đường đạn hiệu quả nhất là ở các độ cao mà các cánh lái khí động truyền thống hầu như không có khả năng làm việc. Các cánh lái động học khí phụt được lắp cho cả tên lửa chống tên lửa SM-3 của Mỹ, có khả năng chống các mục tiêu ở ngoài khí quyển.
Bất kể mọi ưu điểm của Antei-2500, không thật hiểu vì sao chính nó được đề xuất trang bị cho hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga. Antei-2500 thuộc dòng V của họ tên lửa S-300. Chữ V có nghĩa là dùng cho lục quân. Còn dòng P được phát triển cho bộ đội phòng không. Do đó, sử dụng S-300V(М) ở chỗ cần dùng S-300P và “con cháu” nó không phải là việc làm hoàn toàn logic, trong đó không tính đến những ưu thế của từng hệ. Tuy nhiên, chẳng có gì ngăn cản sử dụng trong S-400 hay S-500 những kết quả nghiên cứu có được khi phát triển Antei-2500.
Điều đáng chú ý là S-300VМ thực tế là hệ thống đã lạc hậu. Sẽ thay thế nó là S-300V4 nên chẳng có thể trông đợi nhiều từ việc này. Hai tuần trước, quân đội Nga và Tập đoàn Almaz-Antei đã ký hợp đồng cung cấp S-300V4. Các hệ thống đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội trước cuối năm 2012. S-300V4 có các tính năng gần như của S-300VМ. Theo thông tin hiện có, sự khác biệt ở một số tham số là do khả năng cải tạo nâng cấp các hệ S-300V cũ lên tiêu chuẩn S-300V4.
Tên lửa mới 40N6Е sẽ làm ngừng cuộc tranh cãi về tính hợp lý đưa S-400 (trước đây gọi là S-300PМ3) vào trang bị. Tên lửa này có tầm bắn tối đa 400 km và độ cao tác chiến tối đa 185 km trong tương lai sẽ có thể chứng tỏ hùng hồn vị thế số 1 của nó và S-400. Nhưng đáng tiếc là việc nghiên cứu chế tạo 40N6Е bị chậm trễ đáng kể nên bị nhiều người chỉ trích. Tên lửa mới sẽ hoàn thành thử nghiệm trong năm nay, sau đó được nhận vào trang bị.
Nhờ 40N6Е, hệ thống S-400 Triumf cuối cùng sẽ có thể bảo vệ nước Nga không chỉ trước các mục tiêu khí động mà cả các mục tiêu đường đạn.
Hy vọng, sau khi tên lửa mới được nhận vào trang bị thì cuộc tranh cãi về số phận hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Nga sẽ không nói về những nhược điểm của các hệ thống hiện có mà về việc phát triển những hệ thống mới. Bởi vì, hệ thống mới S-500 được hứa hẹn là sẽ ra đời sau 5 năm nữa.
No comments:
Post a Comment