Friday, August 2, 2013

Những sinh vật "xấu kinh hoàng" của đại dương

Ẩn dưới làn nước xanh thẳm kia là vô số những sinh vật kỳ quái và đáng sợ...

Biển cả là nhà của hàng triệu sinh vật, đẹp có xấu có và trong số đó có cả những con vật lạ lùng thật sự khiến cho bất cứ ai chạm mặt lần đầu tiên cũng phải há hốc miệng vì kinh ngạc…

1. Cá Fringehead

Khuôn mặt lúc bình thường của loài cá này trông khá là kì cục nhưng khi phát hiện ra con mồi, mặt của chúng nhanh chóng “biến dạng”. Khi con mồi chỉ còn cách vài gang tay, nó mở to miệng hết cỡ, điều này làm khuôn mặt nó méo mó, biến dạng. 

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong

Chiếc miệng được há to tạo thành một hố đen sâu thẳm, nuốt trọn con mồi tội nghiệp.

2. Tunicate

Sinh vật này trông giống một loại cây ma quái được tạo ra từ vụ va chạm với các hành tinh trong bộ phim khoa học viễn tưởng. Thực ra, đây không phải là cây mà là một loài động vật cùng họ với mực biển, chúng ăn thịt và có cách săn mồi vô cùng độc đáo. 

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong

Chúng cắm toàn thân sâu dưới đất, đợi chờ con mồi đi qua rồi há miệng để nuốt con mồi. Nhờ vô số sợi đốt có chất độc trong miệng, con mồi nhanh chóng tê liệt và trở thành thức ăn ngon lành cho chúng. Ngoài ra khi không có đồng loại xung quanh để giao cấu, sinh vật kì dị này còn có thể tự giao phối để tạo ra những thế hệ đáng sợ tiếp theo.

3. Cá mập thảm

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong
Với thân hình dẹt và nhiều tua trên mặt, cá mập thảm thường nằm bất động trên đáy biển và hòa lẫn vào môi trường xung quanh để rình mồi. Khi con mồi tiềm năng bơi tới gần, nó tấn công với tốc độ nhanh như tia chớp.

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong
Do cá mập thảm là kẻ săn mồi thực dụng, chúng sẵn sàng bắt các con mồi mà chúng gặp, kể cả những đồng loại. Không ít lần các nhà khoa học đã chứng kiến loài háu ăn này nuốt những con vật to lớn hơn mình nhiều lần như cá mập mèo…

4. Cá Mặt trăng

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong
Là loài cá biển có màu sắc sặc sỡ sống ngoài đại dương, thường lặn dưới nơi nước sâu, nơi có nhiệt độ thấp. Vì có hình dạng tròn lủng nên chúng trông y hệt một... "chị Hằng" đang di chuyển dưới đáy đại dương vậy.

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong
Điều đặc biệt là loài cá này có thể dài tới 5m và nặng tới 1.400kg. Đôi khi, chúng ta có thể bắt gặp chúng ở mặt nước khi chúng tắm nắng, trước khi trở về đáy sâu kiếm ăn.

5. Cá vây tay

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong
Loài cá vây tay này thuộc loài cá vây tay cổ đại sống ở đại dương từ 50 triệu năm trước. Chúng có kích thước nhỏ, đa dạng về màu sắc và có vẻ như thích đi bộ hơn là bơi lội. Chúng chỉ được tìm thấy ở miền Đông và Nam Australia với số lượng vô cùng ít ỏi.

6. Cá rồng đen

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong

Bản chất của chúng là cá săn mồi vì vậy khi gặp bất cứ con mồi nào, chúng liền lao vào cắn xé ngay bằng những cái răng nanh sắc nhọn. Chúng thật sự là một dã thú tàn bạo của đại dương dù chỉ sở hữu một thân hình khiêm tốn.

nhung-sinh-vat-xau-kinh-hoang-cua-dai-duong
Cá rồng đen trưởng thành chỉ dài 15cm, đầu to, răng dài và nhọn, râu ở dưới cằm có gắn với bộ phận phát quang. Ngoài ra, dọc hai bên thân của cá rồng có thể tự phát sáng để thu hút bạn tình trong mùa giao phối.

No comments:

Post a Comment