(Ảnh minh họa)
Nếu có người hỏi bạn: không co chân liệu có thể bật nhảy được không? Nếu trước đó cha qua suy nghĩ và có thực tế, có khả năng bạn sẽ đáp: việc đó có gì khó! Được thôi. Hãy thử một cái xem sao. Bạn sẽ phát hiện được rằng nếu không co chân thì về cơ bản không nhảy lên được, dù có dùng sức toàn thân.
Vốn là chuyển động của vật thể trong tình huống chung đều có qui luật khách quan nhất định, nghĩa là phải phù hợp với định luật chuyển động của Niutơn đã phát hiện.
Chúng ta muốn từ mặt đất nhảy lên thì phải làm cho mặt đất có một lực tác động vào chúng ta. Làm thế nào để mặt đất có được lực tác động vào chúng ta. Muốn thế trước hết chúng ta phải có một lực tác động vào mặt đất.
Định luật chuyển động của Niutơn chỉ cho chúng ta rằng: "Khi hai vật thể cùng tác động vào nhau thì lực tác động và phản lực cùng tồn tại, cùng mất đi, chúng bằng nhau nhng ngợc chiều và tác động trên cùng một đường thẳng". Khi chúng ta làm động tác co chân sau đó nhảy lên chính là đã điều chỉnh cơ bắp đùi khiến nó có lực tác động vào mặt đất, còn mặt đất thì cũng đồng thời sinh ra một lực tác động ngợc chiều vào chúng ta. Nhờ có phản lực đó mà chúng ta nhảy lên cao đợc. Lực tác động vào mặt đất càng lớn thì phản lực của mặt đất vào chúng ta cũng càng lớn, vì vậy nhảy cũng càng cao.
Ở nông thôn có thể trông thấy cảnh tượng sau: khi một chiếc thuyền muốn rời bờ, người lái thuyền trước tiên chống sào tre vào bờ, dùng lực càng lớn thì thuyền rời bờ càng xa. Nguyên tắc này cũng giống như trên.
Vì sao hai tay của diễn viên xiếc đi trên dây thép lại phải dao động về hai bên? Những người đã xem qua tiết mục "đi trên dây" đều phải khen ngợi nghệ thuật tài ba của ngời biểu diễn.
Dưới bàn chân diễn viên là một sợi dây thép, chỉ lớn bằng chiếc dây thép vẫn phơi quần áo, thế mà trên con đường "độc đạo" hầu nh không có chỗ đặt chân đó lại là "chỗ dụng võ" của họ. Họ nhanh nhẹn, nhẹ nhàng biểu diễn các động tác ghê người tuyệt đẹp trên dây thép nh đứng đi trên mặt đất luôn được người xem vỗ tay hoan nghênh.
No comments:
Post a Comment