(Ảnh minh họa)
Chúng ta biết rằng bất kể là vật nào muốn giữ được cân bằng thì đường tác dụng của trọng lực của vật (đường thẳng đứng đi qua trọng tâm) đều phải thông qua mặt đỡ (mặt tiếp xúc của vật thể với vật thể đỡ nó hay gọi là chân đế); nếu đường tác dụng của trọng lực không đi qua mặt đỡ thì thể sẽ đổ.
Căn cứ vào điều kiện cân bằng của vật nói trên thì yêu cầu diễn viên xiếc khi ở trên dây thép phải luôn luôn giữ cho đường tác dụng của trọng lượng thân mình đi qua mặt tiếp xúc rất nhỏ nên người ta rất khó làm cho trọng tâm thân mình rơi đúng vào dây thép vì thế người đi trên dây lúc nào cũng đứng trớc nguy cơ bị ngã. Trong cuộc sống bình thường chúng ta đã có kinh nghiệm sau: khi chới với sắp ngã ta thường vẫy vẫy hai cánh tay để lấy lại thăng bằng. Tác dụng vẫy vẫy của hai cánh tay chính là để điều chỉnh đường tác dụng của trọng lực thân người trở lại mặt đỡ, khiến thân người lấy lại thăng bằng.
Khi biểu diễn đi trên dây thép ắt phải dang hai tay ra, lúc lắc lên xuống để giữ nguyên trọng tâm của thân người. Không những như vậy mà ngời diễn viên còn lấy thăng bằng rất nhanh, trong khoảng thời gian chớp mắt thân ngời không thăng bằng là lập tức vẫy tay điều chỉnh trọng tâm lấy lại thăng bằng.
Bạn đã nghĩ thấy chưa, có diễn viên xiếc khi biểu diễn đi trên dây thép trong tay còn cầm một chiếc sào tre dài, hoặc một cái ô, cái quạt hay một vật nào khác nữa. Bạn đừng nghĩ rằng những đồ vật ấy sẽ gây phiền phức cho người diễn viên lấy được thăng bằng. Chúng đều có tác dụng như nhau là "kéo dài cánh tay" ra. Có diễn viên còn gánh hai thùng nước bằng đòn gánh rất cong để hạ thấp trọng tâm, khiến dễ đi trên dây hơn.
No comments:
Post a Comment