Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Saturday, August 20, 2011

Tên lửa Malyutka, 'cậu nhỏ' kiên cường chống xe tăng

Tên lửa chống tăng AT-3, còn được gọi là Malyutka (cậu nhỏ), vượt trội so với các thế hệ trước nhờ hình dáng nhỏ gọn và tính linh hoạt trong chiến đấu.
Trong những năm 1950, các loại xe tăng đã có bước tiến vượt bậc về công nghệ, nhất là tiến bộ về vỏ giáp, khiến cho các vũ khí chống tăng thông thường như súng trường chống tăng, lựu đạn chống tăng... trở nên kém hiệu quả, thậm chí là vô dụng.

Chính vì lẽ đó, tên lửa chống tăng được chế tạo để bổ sung cho kho vũ khí “sát thủ” xe tăng, thiết giáp. Thời kỳ đầu, Liên Xô cho ra mắt các loại tên lửa chống tăng như 3M6 Shmel (định danh NATO là AT-1 Snapper) và 3M11 Falanga (AT-2 Swatter), nhưng chúng có kích thước cồng kềnh, không phù hợp để trang bị cho bộ binh.


Tên lửa chống tăng HJ-73, phiên bản AT-3 của Trung Quốc.

Vì thế, năm 1961, tên lửa 9K11 Malyutka ra đời. Malyutka, được NATO gọi tên là AT-3 Sagger, nhanh chóng có tiếng tăm nhờ thành tích trong các cuộc chiến tranh sau đó.

Điểm đáng kể nhất của hệ thống chống tăng AT-3 là nó chỉ có khối lượng 21 kg, dễ dàng mang vác với tổ xạ thủ ba người. Cả hệ thống phóng tên lửa AT-3 được đựng trong một vali làm bằng sợi thủy tinh. Trong đó, phần chính đạn tên lửa dài 0,86 m, nặng 10,1 kg, có đường kính 12,5 cm và sải cánh 39,3 cm.

AT-3 có tầm bắn xa nhất lên tới 3 km, nhưng do khối lượng tương đối lớn nên tên lửa thường mất đến 25 giây để bay đến cự ly xa nhất. Nhược điểm đó khiến các loại xe tăng hiện đại có thời gian bỏ chạy hoặc tung màn khói mù để thoát thân.


AT-3 gắn trên xe thiết giáp tấn công BMP-1 của Ba Lan.

Sau đó, AT-3 được người bắn trực tiếp điều khiển đường bay bằng bảng điều khiển gắn với tên lửa bằng dây dẫn. Nhờ vậy, hiệu quả của mỗi phát bắn được nâng lên, nhưng dây nối lại hay bị đứt. "Trong cái rủi, có cái may", việc điều khiển bằng dây dẫn cũng làm cho AT-3 “miễn dịch” với tất cả thiết bị đối kháng điện tử của các xe tăng hiện đại hay các hệ thống phóng mồi bẫy.

Đầu nổ lõm nặng 2,6 kg của Malyutka loại cũ chỉ có thể xuyên thủng 400 mm giáp đồng nhất ở góc chạm 60 độ. Tuy nhiên với các cải tiến của Malyutka sau này như Malyutka-2, Malyutka-2F và mới nhất là Malyutka-2M, chúng có thể xuyên được 720 mm giáp thép đồng nhất trong trường hợp có giáp phản ứng nổ bảo vệ. Sở dĩ làm được điều này là vì Malyutka được trang bị đầu nổ tandem (đầu nổ phụ để phá giáp phản ứng nổ).


Tên lửa AT-3 gắn trên xe thiết giáp trinh sát BRDM-2.

Tên lửa AT-3 gắn trên trực thăng Mi-2 Hoplite.

Không những được mang theo người, Malyutka còn được gắn trên các xe bọc thép chiến đấu như BRDM, BRDM-2, BMD1 hoặc gắn trên máy bay trực thăng như Mi-2, Mi-8 hoặc Mi-24.

Tên lửa Malyutka tham gia khá nhiều cuộc chiến, trong đó đáng kể nhất là chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Ai Cập - Israel. Trên chiến trường Việt Nam, Malyutka tham gia trận đầu vào tháng 4/1972 tại Tân Cảnh (Kon Tum) với cái tên B-72. Đại đội 29 của quân đội giải phóng đã sử dụng loại tên lửa B-72 và đánh bại hầu hết xe tăng phản kích, thậm chí còn hạ gục hai khẩu DKZ cùng một ổ hỏa điểm trên tháp canh của đối phương.


Tổ pháo thủ AT-3 trong chiến tranh Việt Nam

Còn trong cuộc chiến tranh giữa liên quân Ai Cập - Siri và Israel (chiến tranh Yom Kippur), Malyutka cũng góp phần tiêu diệt tới 800 xe tăng trong tổng số 1.063 xe tăng bị bắn cháy của Israel (theo thống kê của Ai Cập).
Sau khi các thế hệ tên lửa mới hơn như 9M113 Konkurs (NATO gọi là AT-5 Spandrel); 9K114 Shturn (NATO gọi là AT-6 Spiral), AT-3 đã bị quân đội Xô Viết cho nghỉ hưu. Tuy nhiên, các phiên bản cải tiến của Malyutka vẫn được các nước có tiềm lực tài chính hạn chế sử dụng hiệu quả, lập nhiều chiến công mới.

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *