So với các dòng TLDH siêu âm, TLDH cận âm có sự thua thiệt về tốc độ, khả năng công phá (mang đầu đạn nhỏ)… Tuy nhiên, sức mạnh của TLDH cận âm lại được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác.
Về thiết kế, TLDH cận âm thường có kích thước nhỏ do không cần mang động cơ phản lực lớn và nhiên liệu. Ngoài ra, chi phí sản xuất các dòng tên lửa này cũng thấp hơn do không phải sử dụng các vật liệu đặc biệt chịu được gia tốc và nhiệt độ cao khi hoạt động ở tốc độ siêu âm. Một yếu điểm đáng chú ý là tầm bắn của TLDH cận âm thường chỉ dao động quanh 100 km.
Về khả năng tác chiến, do có thiết kế nhỏ gọn và bay ở tốc độ dưới tường âm thanh (1225 km/giờ), khả năng bị phát hiện của TLDH cận âm thường thấp hơn so với TLDH siêu thanh. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, TLDH siêu thanh bay bám mặt biển thường bị phát hiện ở khoảng cách 26km, trong khi đó khoảng cách này ở TLDH cận âm là 12km.
Do hoạt động ở tốc độ siêu thanh nên các TLDH siêu thanh rất khó có khả năng thao diễn các đường bay phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng thủ của đối phương. Nhưng yêu tố này lại dễ dàng thực hiện hơn đối với dòng TLDH cận âm. Ngoài ra, trần bay bám sát mặt biển của các TLDH cận âm cũng kéo dài và thấp hơn so với các TLDH siêu thanh.
Về hiệu quả tác chiến, TLDH cận âm rất phù hợp với các mục tiêu có khả năng tự bảo vệ yếu như chiến hạm cỡ nhỏ và tàu vận tải. Tuy nhiên, đối với các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng thủ mạnh, hiệu quả tấn công của các TLDH cận âm vẫn có thể được duy trì khi các loạt phóng được thực hiện với số lượng lớn. Điều đáng nói là lực lượng hải quân của hầu hết các quốc gia phương Tây và Mỹ đều sử dụng các dòng TLDH cận âm.
Một số tổ hợp TLDH cận âm nổi tiếng thế giới hiện nay có thể kể tới như AGM-84 Harpoon (Mỹ); Kh-35 Uran (Nga); C-802 Eagle Strike (Trung Quốc) và Excocet (Pháp)...
AGM-84 Harpoon
Kh-35 Uran
C-802 Eagle Strike
Excocet
Về thiết kế, TLDH cận âm thường có kích thước nhỏ do không cần mang động cơ phản lực lớn và nhiên liệu. Ngoài ra, chi phí sản xuất các dòng tên lửa này cũng thấp hơn do không phải sử dụng các vật liệu đặc biệt chịu được gia tốc và nhiệt độ cao khi hoạt động ở tốc độ siêu âm. Một yếu điểm đáng chú ý là tầm bắn của TLDH cận âm thường chỉ dao động quanh 100 km.
Về khả năng tác chiến, do có thiết kế nhỏ gọn và bay ở tốc độ dưới tường âm thanh (1225 km/giờ), khả năng bị phát hiện của TLDH cận âm thường thấp hơn so với TLDH siêu thanh. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, TLDH siêu thanh bay bám mặt biển thường bị phát hiện ở khoảng cách 26km, trong khi đó khoảng cách này ở TLDH cận âm là 12km.
Do hoạt động ở tốc độ siêu thanh nên các TLDH siêu thanh rất khó có khả năng thao diễn các đường bay phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng thủ của đối phương. Nhưng yêu tố này lại dễ dàng thực hiện hơn đối với dòng TLDH cận âm. Ngoài ra, trần bay bám sát mặt biển của các TLDH cận âm cũng kéo dài và thấp hơn so với các TLDH siêu thanh.
Về hiệu quả tác chiến, TLDH cận âm rất phù hợp với các mục tiêu có khả năng tự bảo vệ yếu như chiến hạm cỡ nhỏ và tàu vận tải. Tuy nhiên, đối với các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng thủ mạnh, hiệu quả tấn công của các TLDH cận âm vẫn có thể được duy trì khi các loạt phóng được thực hiện với số lượng lớn. Điều đáng nói là lực lượng hải quân của hầu hết các quốc gia phương Tây và Mỹ đều sử dụng các dòng TLDH cận âm.
Một số tổ hợp TLDH cận âm nổi tiếng thế giới hiện nay có thể kể tới như AGM-84 Harpoon (Mỹ); Kh-35 Uran (Nga); C-802 Eagle Strike (Trung Quốc) và Excocet (Pháp)...
AGM-84 Harpoon
Kh-35 Uran
C-802 Eagle Strike
Excocet
No comments:
Post a Comment