Nguyên tắc xử sự khác với làm người, làm việc thì việc hôm nay chớ để ngày mai, hiệu suất càng nhanh càng tốt, làm người nhất là phải xử lý một vấn đề nhân sự rắc rối, thì lần nữa mới là một biện pháp tốt nhất. Lần lữa, không có nghĩa là nhút nhát yếu hèn, cũng không là tắc trách, mà nó là một thủ đoạn quyền biến, muốn cho ý chí của mình không bị lôi cuốn bởi những sự kiện đột nhiên xảy ra, để mình vĩnh viễn đứng ở địa vị chủ động, đó chính là cái người ta còn gọi là “chính sách kéo dài”.Nói về mặt tiêu cực, là ngồi im mà xem sự vật thay đổi, để làm quyết sách cuối cùng. Về mặt tích cực mà nói, là tìm cách làm cho đối phương mỏi mệt vì chạy đây chạy đó, làm nhụt nhuệ khí của họ đi, sau đó thừa cơ xuất kích, làm cho nó ngã xuống là không dậy nổi, cũng như Tôn Tử nói là “vùi nó xuống chín tấc đất, tung nó lên chín tầng mây”.
Khi dùng sách lược này, cốt yếu là phải điềm tĩnh ứng biến, phải tính toán so sánh rõ ràng hoàn cảnh và ý đồ, cả về thực lực giữa mình và đối phương, từng lúc từng nơi khôn khéo chú ý sự thay đổi của sự việc, thời cơ chưa chín muồi thì im như núi đá, thời cơ đến thì phải gầm sông nghiêng biển.
Người ta thường nói: "Trong chiến trường, thương trường, thắng bại đều do khéo dùng mưu chứ không phải dùng sức quả là không sai tí nào. Đó là những kinh nghiệm được đúc kết từ bao đời nay.
Cuốn sách này sẽ giới thiệu đến bạn đọc 36 kế được sử dụng trong thương trường cũng như trong chiến trường. Với những câu chuyện minh họa rất hấp dẫn, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn biết cách xử thế của người xưa trong từng trường hợp.
No comments:
Post a Comment