Sunday, May 9, 2021

Phát hiện loài "động vật hai ngón" chuyên ăn cắp trứng khủng long

Trước khi giới thiệu về Qiupanykus, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về sự oan khuất của loài khủng long Oviraptor. Hóa thạch của Oviraptor được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1923 tại lưu vực Bayin Zada, miền nam Mông Cổ ngày nay. 

Chi trước của chúng rất ngắn.

Bởi vì hóa thạch đầu tiên của Oviraptor bao gồm một hộp sọ bị đập vỡ và xung quanh là hóa thạch trứng khủng long, các nhà cổ sinh vật học tin rằng đây là hóa thạch của một con Oviraptor đang đánh cắp trứng của các loài khủng long khác, bởi vậy chúng còn có một cái tên khác là "khủng long trộm trứng".


Trong một khoảng thời gian dài sau đó, mọi người đều cho rằng Oviraptor là một kẻ suốt ngày ăn trộm trứng khủng long. Vào năm 1993, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra rằng những quả trứng mà những con Oviraptor đang cố gắng đánh cắp thực ra lại là trứng của chính chúng. Sau đó, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra loài Citipati (họ hàng gần của loài Oviraptor) vẫn giữ nguyên tư thế dang rộng vòng tay để bảo vệ những quả trứng trong tổ.

Và sau đó, thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, giới cổ sinh vật học nhận thấy không có bằng chứng nào chứng minh Oviraptor là một loài khủng long ăn trộm trứng, trên thực tế, chúng lại là một loài khủng long tràn đầy tình mẫu tử và là những bậc cha mẹ vĩ đại sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ trứng của chính mình. Mặc dù các nhà cổ sinh vật học đã lật lại vụ án "kẻ trộm trứng", nhưng tên của nó vẫn không hề được thay đổi, vì vậy những người lần đầu tiên nghe đến tên Oviraptor đều sẽ nghĩ rằng chúng là một loài khủng long chuyên đi ăn cắp trứng của các loài khủng long khác.

Oviraptor là một chi khủng long theropoda ăn thịt cỡ nhỏ.

Oviraptor là một chi khủng long theropoda ăn thịt, cỡ nhỏ, có lông vũ sống ở Mông Cổ vào cuối kỷ Creta cách đây 75 triệu năm.

Thị trấn Qiupa, huyện Luanchuan ở phía tây tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có rất nhiều hóa thạch khủng long, và các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một số lượng lớn hóa thạch khủng long ở đây. Vào năm 2012, các nhà cổ sinh vật học đã công bố hóa thạch khủng long mang số hiệu 41HIII-0104 được tìm thấy ở Loan Xuyên (Luanchuan). Hóa thạch bao gồm các bộ phận của đốt sống cổ, đốt sống lưng, xương cụt, xương chậu và xương chi sau. Ngoài bản thân hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học còn tìm thấy hóa thạch vỏ trứng khủng long bị vỡ trong lớp đá xung quanh.


Khu vực tìm thấy hóa thạch khủng long ở tỉnh Loan Chuyên.

Vào tháng 9 năm 2018, một nhóm nghiên cứu do Lu Junchang và Liu Li dẫn đầu đã xuất bản một bài báo có tiêu đề "Một loài khủng long alvarezsaurid dinosaur mới đến từ Qiupa thuộc kỷ Phấn trắng ở Loan Xuyên, tỉnh Hà Nam, Trung Trung Quốc" trên ấn bản tiếng Anh của China Geology với tiêu đề "A new alvarezsaurid dinosaur from the Late Cretaceous Qiupa Formation of Luanchuan, Henan Province, central China".

Trong bài báo, nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loài mới này là Qiupanykus với Giupa là nơi phát hiện ra hóa thạch, còn "nykus" thì có nghĩa là "móng vuốt" trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Tên đầy đủ của loài này là Qiupanykus zhangi, được dành để tưởng nhớ ông Zhang Shuancheng, người đã có nhiều đóng góp trong việc điều tra, khai quật và bảo vệ hóa thạch khủng long ở Loan Xuyên.

Khủng long Qiupanykus zhangi.

Qiupanykus thuộc họ Alvarezsauridae, và họ này rất đặc biệt. Đây là một họ khủng long có kích thước nhỏ nhưng lại sở hữu đôi chân dài, ban đầu chúng được cho là đại diện của những loài chim không biết bay xuất hiện sớm nhất trên Trái Đất. Và cũng giống như những người họ hàng của mình, Qiupanykus chỉ sở hữu cơ thể dàu khoảng 1 mét nhưng trọng lượng chỉ có 500 gram. Loài này có một cái đầu dài với đôi mắt to trên đầu, cũng giống như nhiều loài chim hiện đại, chúng không hề có răng trong miệng. Cổ của loài Qiupanykus khá dài và mảnh, thân thon dài và mảnh, đằng sau là một cái đuôi không quá dài.

Đây là một họ khủng long có kích thước nhỏ nhưng lại sở hữu đôi chân dài.

Các chi sau của Qiupanykus rất dài, nhưng các chi trước lại trái ngược hẳn với các chi sau. Chi trước của chúng rất ngắn, thậm chí khi so sánh tỷ lệ thì chi trước của loài này còn ngắn hơn cả chi trước của khủng long bạo chúa, và điều đặc biệt là ở đầu mỗi chi trước chỉ có duy nhất một ngón tay.

Các nhà cổ sinh vật học từng cho Qiupanykus là một loài khủng long ăn côn trùng và chỉ có một ngón tay trước để đào bới tổ của những loài côn trùng nhỏ, nhưng trong suốt nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng giới cổ sinh vật học cũng phát hiện ra được chức năng thực sự của hai ngón tay này là gì.


Hóa thạch của Qiupanykus được tìm thấy trong Hệ tầng Qiuba, có niên đại từ kỷ Phấn trắng muộn, và nó là loài khủng long Alvarezsauridae mới nhất được phát hiện ở Trung Quốc. Tuổi của Hệ tầng Qiuba là 71 triệu đến 66 triệu năm trước. Các loài khủng long được phát hiện bao gồm: Qiupalong henanensis, uanchuanraptor henanensis và Yulong mini.

Các nhà cổ sinh vật học đã chú ý đến những mảnh vỏ trứng khủng long khi họ nghiên cứu Qiupanykus, ban đầu các nhà cổ sinh vật học cho rằng những quả trứng này thuộc về chính loài Qiupanykus , nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, họ phát hiện ra rằng những quả trứng này nặng 1136 gram, gấp đôi trọng lượng của một con Qiupanykus trưởng thành và nó thuộc về các loài có kích thước tương tự như Gigantoraptor. Từ các hóa thạch được tìm thấy cùng với những quả trứng có thể cho thấy Qiupanykus sẽ ăn trứng của các loài khủng long khác, chúng đục qua vỏ trứng bằng móng vuốt ở hai ngón tay, và sau đó thưởng thức sự ngon lành đến từ những quả trứng đó.

Nếu suy đoán này của các nhà cổ sinh vật học là đúng, thì có khả năng Qiupanykus và thậm chí toàn bộ họ khủng long Alvarezsauridae có thể sử dụng trứng của các loài khủng long khác làm thức ăn chính thay vì côn trùng như những luận điểm trước đây.

No comments:

Post a Comment