Khoảng năm 2.700 TCN, người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra loại chữ viết mới được giản lược từ chữ tượng hình, được gọi là chữ Thầy tu. Cho đến nay loại chữ này vẫn là ẩn số với các nhà khoa học.
Nói đến chữ viết của Ai Cập cổ đại, nhiều người nghĩ rằng nền văn minh này chỉ có chữ tượng hình. Trên thực tế, còn có hai loại chữ viết khác từng được người Ai Cập cổ đại phát triển, là chữ Thầy tu và chữ Thế tục.
Ban đầu, chữ tượng hình là loại duy nhất được dùng ở Ai Cập. Để đọc được loại chữ phức tạp này, người ta phải được đào tạo tại một ngôi trường đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Chỉ một số ít người trong xã hội Ai Cập xưa có thể đọc thông viết thạo chữ tượng hình.
Đến khoảng năm 2.700 TCN, người Ai Cập sáng tạo ra loại chữ viết mới được giản lược từ chữ tượng hình, được gọi là chữ Thầy tu (Hieratic). Loại chữ này được các thầy tu Ai Cập sử dụng để ghi chép trên giấy, còn chữ tượng hình vẫn được dùng để khắc các lên bia đá, đền đài, lăng mộ.
Đến thế kỷ 7 TCN, một hệ thống chữ viết mới ra đời ở Ai Cập, được gọi là chữ Thế tục (Demotic), đánh dấu một bước phát triển mới trong ngôn ngữ của người Ai Cập. Nó được phát triển từ chữ thầy tu nhưng đơn giản và dễ học hơn nhiều.
Các tầng lớp dân chúng Ai Cập đã sử dụng chữ Thế tục rộng rãi trong mọi mặt đời sống. Kể từ khi loại chữ này ra đời, số người biết đọc biết viết trong xã hội Ai Cập đã tăng lên nhanh chóng, khiến lĩnh vực học thuật không còn là độc quyền của giới tăng lữ.
Sau khi Alexander Đại đế chinh phạt Ai Cập vào năm 332 TCN, nền văn hóa Hy Lạp đã có ảnh hưởng đến người Ai Cập dưới triều đại Pharaoh Ptolemy. Chữ Hy Lạp trở thành quốc ngữ được sử dụng ở triều đình. Kể từ đó, các loại chữ truyền thống của Ai Cập bị thất truyền theo thời gian.
Chữ Thầy tu vẫn còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ.
Trong ba loại chữ Ai Cập cổ đã đề cập, chữ tượng hình và chữ Thế tục đã được các nhà nghiên cứu giải mã qua các dòng chữ khắc trên đá. Riêng chữ Thầy tu vẫn còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, vì nó chủ yếu được viết bằng mực với bút sậy trên giấy cói và rất ít tư liệu nguyên vẹn còn được lưu lại đến nay...
No comments:
Post a Comment