Monday, February 15, 2021

234 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài 2 triệu năm

Hẳn nhiều người đã biết về kỷ nguyên khủng long cách đây 65 triệu năm, đó là thời kỳ khủng long thống trị Trái đất. Nếu không có sự kiện một tiểu hành tinh va vào Trái đất khiến loài khủng long diệt vong thì khó có thể nói thế giới sinh vật Trái đất hiện tại sẽ như thế nào.

Các loài sinh vật khổng lồ thời tiền sử.

Sự ra đời của bất kỳ lãnh chúa sinh học nào đều không phải là ngẫu nhiên. Sự trỗi dậy của khủng long là sau cuộc tuyệt chủng hàng loạt lần thứ ba, hay còn biết đến là cuộc tuyệt chủng Permi. Đây là sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử khi đã tuyệt diệt phần lớn sinh vật trên Trái đất, thiết lập lại gần như toàn bộ hệ thống sinh giới. Các nhà cổ sinh học cho biết đã có đến hơn 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Tuy nhiên, cuộc tuyệt chủng hàng loạt này đã tạo điều kiện cho sự ra đời của loài khủng long. Tại sao khủng long trỗi dậy sau cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ ba? Những thay đổi mạnh mẽ nào xảy ra trong hệ sinh thái của Trái đất trong thời kỳ đó?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một sự kiện lớn chưa từng có đã xảy ra trên Trái đất cách đây 234 triệu năm, sự kiện này không chỉ châm ngòi cho cuộc đại tuyệt chủng lần thứ ba mà còn kéo theo sự trỗi dậy của loài khủng long.

Trận mưa này kéo theo kéo theo sự trỗi dậy của loài khủng long.

Sự kiện này được các nhà khoa học gọi là "sự kiện sinh sôi nảy nở Carnian". Cụ thể hơn thì đây là một trận mưa liên tục kéo dài trong 2 triệu năm. Mọi người đều quen thuộc với lượng mưa, hàng năm khi mùa mưa đến sẽ có lượng mưa ở mức độ khác nhau, đặc biệt mùa mưa ở miền Trung thường gây ra hàng loạt trận lũ lụt. Nếu mưa kéo dài nhiều ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, nếu kéo dài cả tháng sẽ là một thảm họa lớn.

Nhưng 234 triệu năm trước, thiên nhiên đã tạo ra một lượng mưa liên tục kéo dài trong 2 triệu năm. Bạn có thể tưởng tượng đó một thảm họa khủng khiếp như thế nào. Vào thời điểm đó, lũ lụt ở khắp mọi nơi trên Trái đất, và những sinh vật không thể thích nghi để tồn tại dưới nước về cơ bản đã tuyệt chủng, và khủng long có nguồn gốc từ sinh vật dưới nước, vì vậy sau cuộc tuyệt chủng hàng loạt, chúng có thể tăng lên nhanh chóng.

Có người đặt câu hỏi: Làm thế nào mà lượng mưa dài như vậy lại xảy ra? Với chu kỳ sinh thái tự nhiên của Trái đất, lượng mưa liên tục trong một tháng là rất hiếm, chưa nói đến lượng mưa kéo dài đến 2 triệu năm. Vào lúc đó, điều gì đã xảy ra với Trái đất?

Nguyên nhân của trận mưa này có thể là do núi lửa ở Alaska, Bắc Mỹ phun trào.

Các nhà khoa học cũng có những quan điểm khác nhau về lượng mưa dài hạn này. Sau khi nghiên cứu sâu, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của trận mưa này có thể là do núi lửa ở Alaska, Bắc Mỹ phun trào. Lớp dung nham kéo dài hàng trăm dặm, và núi lửa liên tục phun trào đẩy các loại khí bụi vào khí quyển, carbon dioxide tăng cao, oxy giảm, và nhiều sinh vật bị tuyệt chủng.

Một số người cho rằng mặc dù lượng magma từ một siêu núi lửa có thể gây ra biến đổi khí hậu ở mức độ nhất định, nhưng chưa bao giờ nghe nói về một vụ phun trào núi lửa cũng có thể mang lại lượng mưa liên tục dài ngày? Nếu nó chỉ là một vụ phun trào núi lửa thì thực sự nó không thể gây ra lượng mưa dài hạn trên toàn cầu. Lượng dung nham tạo nên cột khói khổng lồ, che phủ bầu trời và khiến cho Trái đất rơi vào tiểu băng hà.

Nếu đúng như vậy, các vụ phun trào núi lửa sẽ không gây ra lượng mưa liên tục, vậy tại sao một vụ phun trào siêu núi lửa 234 triệu năm trước lại mang đến cơn mưa kéo dài khoảng 2 triệu năm? Nguyên nhân cơ bản là do lớp than ở tầng ngầm đã bị phá hủy bởi nham thạch, một lượng lớn than đã bị đốt cháy, gây ra một loạt các phản ứng dây chuyền. Bằng chứng là các nhà khoa học đã phát hiện ra có rất ít than đá còn sót lại trong kỷ tuyệt chủng Trias.

Các nhà khoa học tin rằng nhiệt độ trung bình của Trái đất cách đây 234 triệu năm cao hơn hiện tại ít nhất 6 độ C.

Một khi lớp than bị bốc cháy với số lượng lớn, tác động toàn cầu sẽ hoàn toàn khác, ảnh hưởng rõ ràng nhất là nhiệt độ liên tục tăng, theo ước tính, nhiệt độ nước biển lúc đó ít nhất khoảng 40 độ. Nhiệt độ cao như vậy làm cho một lượng lớn nước biển bay hơi, hơi nước bay lơ lửng trong khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng nhiệt độ trung bình của Trái đất cách đây 234 triệu năm cao hơn hiện tại ít nhất 6 độ C. Nhiệt độ cao như vậy kéo dài trong khoảng 10 triệu năm.

Thời tiết nhiệt độ cao kéo dài đã biến rất nhiều nước biển thành hơi nước, núi lửa sẽ không tồn tại mãi mãi, theo thời gian, sức nóng của Trái đất sẽ từ từ hạ nhiệt. Lúc này hơi nước trong khí quyển bắt đầu rơi xuống gây mưa trên diện rộng, hơi nước tích tụ hàng chục triệu năm không thể thoát ra trong thời gian ngắn nên lượng mưa kéo dài 2 triệu năm. Mưa chứa nhiều axit đã thúc đẩy sự xuất hiện của rừng nhiệt đới quy mô lớn trên đất liền, tương tự như rừng nhiệt đới Amazon hiện nay, diện tích rừng nhiệt đới gần như có thể lan rộng đến hai cực bắc và nam.

Khi mùa mưa kết thúc, sự gia tăng các khu rừng mưa sẽ mang lại nhiều oxy, hàm lượng oxy trên Trái đất sẽ tăng trở lại, đây cũng là điều kiện quan trọng cho sự ra đời của loài khủng long. Sự gia tăng hàm lượng oxy có xu hướng sinh ra một số sinh vật lớn, chẳng hạn như côn trùng thống trị trong "thời đại côn trùng khổng lồ".

Trong thời kỳ này, trên Trái đất tồn tại những loài muỗi dài và to như ngón trỏ, các loài côn trùng chân đốt có thể dài tới 1,55 mét và nòng nọc khổng lồ dài 2,6 mét. Chính vì hàm lượng oxy trên Trái đất rất cao vào thời điểm đó mà các loài côn trùng nhỏ ban đầu tiến hóa thành côn trùng khổng lồ và thống trị Trái đất.

Khu rừng nhiệt đới khổng lồ đã tạo ra một môi trường sinh thái hoàn hảo cho sự tồn tại của loài khủng long, cho phép số lượng khủng long lan rộng khắp thế giới và thống trị Trái đất.

Ngày nay, mặc dù không có siêu núi lửa phun trào trên Trái đất nhưng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu do quá trình ngành công nghiệp hóa ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên bằng nhiệt độ 234 triệu năm trước, một lượng lớn nước biển bốc hơi, lúc đó trong khí quyển Trái đất cũng sẽ tồn tại một lượng lớn hơi nước.

Nếu điều này xảy ra, lượng mưa kéo dài xảy ra 234 triệu năm trước cũng có thể xảy ra trong tương lai, đây sẽ là một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt khác. Có thể thấy, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu do hiệu ứng nhà kính mang lại có tác động vượt xa sức tưởng tượng con người. Lý do chúng ta vẫn không cảm nhận được ảnh hưởng quá lớn mà chỉ cảm thấy thời tiết nóng lên bất thường, chủ yếu là do nhiệt độ tăng chưa vượt quá một điểm giới hạn nhất định.

No comments:

Post a Comment