Nghiên cứu của Đại học Adelaide đã phát hiện rằng có nhiều loài thằn lằn tồn tại tại Úc hơn chúng ta từng nghĩ, điều này đưa ra câu hỏi về việc bảo tồn và quản lý loài bò sát bản địa này của Úc.
Nghiên cứu sinh Paul Oliver, thuộc Đại học khoa học Trái Đất và Môi trường, đã thực hiện một nghiên cứu gen chi tiết về loài tắc kè Diplodactylus và phát hiện thấy số lượng loài tắc kè lớn hơn gấp đôi con số được nhận biết trước đây, từ 13 loài thành 29 loài. Nghiên cứu này được thực hiện với sự cộng tác của Bảo tàng Nam Úc và Bảo tàng Tây Úc.
Oliver cho biết: “Nhiều loài có vẻ ngoài rất giống nhau dẫ đến đánh giá không đúng mức về tính đa dạng của loài vật này”.
“Một trong những vấn đề chính của việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học đó là nhiều loài vật không được ghi chép và thống kê. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với động vật không xương sống và ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên đối với nhóm động vật xương sống ở một quốc gia phát triển, mà chúng tôi cho rằng đã hiểu biết khá đầy đủ, chúng tôi đã phát hiện hơn một nửa số loài chưa được nhận biết”.
Oliver cho biết phát hiện này có ý nghĩa quan trọng với bảo tồn. Ví dụ, một nhóm tắc kè phổ biến được cho là một loài trước đây, trên thực tế bao gồm 8 hoặc 9 loài riêng biệt, với môi trường sống hạn hẹp hơn và dễ bị tổn thương bởi thay đổi môi trường hơn.
“Điều này thay đổi hoàn toàn cách nhìn của chúng tôi về việc quản lý bảo tồn những loài vật này”.
“Thậm chí ở mức độ cơ bản, vẫn còn rất nhiều việc cần được hoàn thành. Phân loại động vật xương sống cần được hoàn chỉnh với nhiều loài vật mới được phát hiện. Công việc này cần đến nghiên cứu chi tiết về di truyền học và hinh thái học, sử dụng dữ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn. Những nỗ lực và chi phí đáng kể cũng cần được bàn đến”.
Nghiên cứu được Quỹ khoa học Thái Bình Dương Úc và Tổ chức nghiên cứu tài nguyên sinh học Úc tài trợ.
No comments:
Post a Comment