Friday, October 9, 2020

Phát hiện hóa thạch khủng long 2 ngón tay kỳ quái

Hóa thạch của một loài khủng long với ngoại hình kỳ quái vừa được khai quật ở Mông Cổ.

Các nhà nghiên cứu tới từ Edinburgh tìm thấy 4 bộ xương hoàn chỉnh của một loài ăn tạp mới có tên là Oksoko avarsan trong sa mạc Gobi. Khi được tìm thấy 4 con Oksoko avarsan ở độ tuổi "vị thanh niên" này dường như đang nằm yên nghỉ cùng nhau.

Oksoko avarsan có 2 ngón tay và chiếc mỏ giống loài vẹt hiện nay. (Ảnh: Daily Mail)

O. avarsan sống cách đây khoảng 68 triệu năm, có thể phát triển đến chiều dài 2m. Chúng có chiếc mỏ lớn, không có răng giống như loài vẹt ngày nay. Một điểm đặt biệt nữa là O. avarsan chỉ có hai ngón số trên mỗi cẳng tay - ít hơn so với các họ hàng gần của nó.

Nhóm nghiên cứu cho biết các hóa thạch được bảo quản tốt cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc một thành viên của trong oviraptor - một chi khủng long 3 ngón có thể đã tiến hóa, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

"O. avarsan rất thú vị vì các bộ xương rất hoàn chỉnh. Cách chúng được bảo tồn khi nghỉ ngơi cùng nhau cho thấy những con non đi theo nhóm", nhà cổ sinh vật học Gregory Funston thuộc Đại học Edinburgh cho biết.

Trong nghiên cứu, Funston và các công sự đào sâu tìm hiểu và quá trình giảm kích thước và cuối cùng là mất đi ngón tay thứ 3 của loài Oviraptor trong lịch sử tiến hóa của chúng. Oviraptor là chi khủng long theropoda ăn thịt, cỡ nhỏ, có lông vũ sống ở Mông Cổ vào cuối kỷ Creta cách đây 75 triệu năm.

No comments:

Post a Comment