Theo trang Ancient History Lists, dưới đây là những vị thần hàng đầu, có sức ảnh hưởng lớn trong "Thần thoại Hy Lạp".
Hermes là con của Zeus với nữ thần Maia. Với đôi giày có cánh, ông có thể thoải mái đi lại giữa ba thế giới, cũng vì vậy mà Hermes được biết đến là thần đưa tin của đỉnh Olympus. Hermes thông minh, lanh lợi nhưng đôi khi lại rất lươn lẹo, gian trá. Ông thường xuyên "chơi xỏ" các vị thần khác hoặc đâm chọc khiến họ mâu thuẫn lẫn nhau. Hình tượng giống với Hermes có thể kể tới là Loki (thần thoại Bắc Âu).
Hephaestus là thần lửa, thần thợ rèn. Ông là con của Zeus với Hera tuy nhiên vừa sinh ra đã bị mẹ ném khỏi đỉnh Olympus vì quá xấu xí. Tuy bị thọt chân nhưng Hephaestus sở hữu thân thể cường tráng và đôi bàn tay khéo léo, tinh thông thủ công, kỹ nghệ, điêu khắc... Đó đều là những ngành quan trọng của Hy Lạp cổ đại, vì vậy, Hephaestus có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa nơi đây.
Ảnh: MythDancer.
Một đứa con trai khác của Zeus và Hera là Ares - thần chiến tranh. Trong Thần thoại Hy Lạp, Ares toát lên sự bạo lực, tàn khốc của chiến tranh. Ông sẵn sàng tàn phá mọi thứ để thể hiện sức mạnh, quan điểm chứ hiếm khi nào chiến đấu vì lẽ phải. Luôn tỏ ra hung hăng, thiếu cẩn trọng, Ares cũng không giành được nhiều thiện cảm của Zeus bằng Athena - nữ thần chiến tranh chính nghĩa.
Ảnh: WallpaperCave.
Cronos là một cái tên đặc biệt, ông là vị thần cai trị vạn vật khi chủ nhân thế giới vẫn là các Titan khổng lồ với sức mạnh hủy diệt chứ không phải các vị thần sống trên đỉnh Olympus. Cronos là kẻ mạnh nhất trong các Titan, từng lật đổ cha mình là Uranus chiếm lấy quyền lực. Sau này, vì ám ảnh chuyện đó mà Cronos lại bị chính các con mình đảo chính.
Ảnh: WallpaperUP.
Luôn xuất hiện với cây đàn lia và vẻ ngoài chói sáng, Apollo là vị thần tượng trưng cho ánh sáng và nghệ thuật. Tuy nhiên khi tức giận, ông trở nên đáng sợ vô cùng với những mũi tên tẩm độc. Trong cuộc chiến thành Troy, Apollo từng nổi cơn lôi đình và trừng phạt quân Hy Lạp vì Agamemnon dám buông lời xúc phạm một thầy tế của ông. Hậu quả của cơn giận đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc chiến.
Ảnh: TheEternalCircle.
Prometheus là hậu duệ của Titan khổng lồ và cũng là vị thần tiên tri. Vì thế, khi biết trước thất bại của phe Cronos, Prometheus đã thông minh đứng về phía Zeus và tránh khỏi kết cục bị giam cầm. Tuy nhiên về sau, ông lại bị Zeus trừng phạt, trói vào tảng đá lớn, để cho đại bàng moi gan mỗi ngày. Lý do là bởi Prometheus dám cả gan đánh cắp lửa về cho nhân loại.
Ảnh: The BL.
70% Trái Đất là nước và vị thần hùng bá đại dương chính là Poseidon. Xét về sức mạnh, thần biển cả chỉ đứng sau người anh em của mình là Zeus. Nhưng xét về sự đào hoa, ông cũng không thua kém mấy. Trong cuộc chiến thành Troy, Poseidon đứng về phía Hy Lạp và cũng chính ông là nhân tố cuối cùng giúp cho kế hoạch con ngựa gỗ có thể thành công.
Ảnh: HipWallpaper.
Không ngự trị trên đỉnh Olympus danh giá như Zeus, cũng không có những đại dương khổng lồ như Poseidon, Hades chấp nhận thống trị thế giới của người chết sau trận chiến với Cronos. Với vị trí đó, Hades không nhận được nhiều thiện cảm của độc giả, đặc biệt là sự kiện lừa Persephone làm vợ mình. Trong các tác phẩm sách, truyện sau này, ông thường hiện lên là một kẻ mưu mô, thủ đoạn.
Ảnh: DustinIrvin.
Zeus - vua của các vị thần - ngự trị trên đỉnh Olympus huyền thoại. Sau trận chiến với Cronos, ông trở thành vị thần của bầu trời và cai trị vạn vật. Nhắc đến Zeus, người đọc sẽ nhớ ngay tới hai điều: Tia sét - thứ vũ khí độc quyền hùng mạnh của ông - và thói trăng hoa của vị thần này. Ông thường trốn vợ để có những chuyến phiêu lưu tình cảm với nữ thần khác hoặc người thường.
Ảnh: Zastavki.
No comments:
Post a Comment