Cùng là động vật ăn cỏ, voi và tê giác thông thường sẽ chung sống một cách hòa nhã với nhau. Tuy nhiên, khi lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, thì kể cả những cá thể hiền lành nhất cũng sẽ bị cuốn vào cuộc chiến sinh tồn.
Susan Boswell, thành viên của tổ chức phi lợi nhuận chuyên Bảo về động vật hoang dã tại châu Phi đã ghi lại được đoạn clip đấu tranh, giành giật thức ăn giữa hai loài động vật ăn cỏ.
Tại vùng hoang mạc tự nhiên ở tỉnh Limpopo, cực bắc Cộng hòa Nam Phi, nơi thường xuyên xảy ra những cuộc chiến sinh tồn khốc liệt nhất để tồn tại, một nhóm tê giác đói xuất hiện khi nhìn thấy đám cỏ non dưới đất.
Điều này ngay lập tức làm cho kẻ đến đó, một con voi trưởng thành, nóng mắt và tỏ thái độ xua đuổi bằng cách gầm gừ dữ tợn.
Nhưng có lẽ vì đặc điểm sinh học nên loài tê giác có thị lực rất kém. Do đó, chúng không hề tỏ ra sợ sệt mà tiếp tục tiến đến gần chỗ thức ăn.
Hành động của những vị khách không mời mà đến bắt buộc con voi phải chuyển sang động thái mạnh tay hơn. Đó là sử dụng chiêu "ném đồ đuổi khách", con voi nhặt nhạnh những thân cây gỗ ở gần để ném về phía lũ tê giác, rồi tiếp tục dùng vòi phủi bụi bẩn xua đuổi lũ xâm lược.
Cuối cùng, những vị khách khó chịu đã nhận ra mình không được chào đón ở bữa tiệc và phải ngoan ngoãn ra về, nhường lại bữa ăn cho chủ nhân đích thực.
Mặc dù là loài động vật có vú lớn thứ hai trên trái đất, có lớp da dày bảo vệ xung quanh cùng với chiếc sừng trước mũi là vũ khí, nhưng tê giác vẫn phải kính nể khi đối mặt voi châu Phi. Đây là một trong những loài động vật to lớn nhất trên Trái đất và còn vô cùng thông mình nhờ có bộ não lớn nhất trong tất cả các loài động vật sống trên đất liền. Do đó, một khi nổi giận, một con voi châu Phi hoang dã có thể gây ra sức phá hoại to lớn đối với những cá thể động vật khác.
"Với các loài động vật hoang dã, bạn sẽ không bao giờ có thể dự đoán được cách cư xử của chúng. Voi là loài động vật có hình thể to hơn cũng như hung dữ hơn tê giác. Bởi thế nên voi sẽ luôn dành được thứ nó muốn trước tê giác". cô Susan Boswell cho biết.
No comments:
Post a Comment