Trong khi loài chim có kỹ thuật bay phổ biến nhất ở loài động vật có xương sống, loài dơi vẫn có thể bay dễ dàng mà không cần lông vũ. Nhà nghiên cứu Thụy Điển Anders Hedenstrom và các cộng sự thuộc Trường Đại học Lund đã quyết định thử nghiệm cách bay của loài dơi nhờ một lớp màng đàn hồi trên đôi cánh.
Khi quạt cánh lên phía trên, loài chim có thể tách lông vũ ở rìa cánh để không khí đi qua và giảm lực cản. Với chiếc màng đàn hồi căng ra, loài dơi không có tiện ích này.
Các nhà nghiên cứu đã đặt những con dơi Glossophaga Soricina trước một ống thổi. Với tốc độ yếu, loài dơi uốn nhẹ cánh và lợi dụng sự di chuyển của không khí để tăng sức đẩy. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, khi bay với tốc độ nhanh hơn, chúng hơi xếp cánh để giảm lực cản.
Khi cho vào ống thổi những hạt bụi, tiến sĩ Hedenstrom và các cộng sự đã tái tạo các chuyển động gió do loài dơi tạo ra khi đang bay. Mỗi chiếc cánh tạo ra một chuyển động gió xoáy và duy trì chuyển động này trong khi bay, trong khi ở loài chim, hai chuyển động gió xoáy đã nhập lại thành một nhờ đuôi chim.
Kỹ thuật bay ở tốc độc chậm và rẽ nhanh nhẹn của loài dơi đã gây sự chú ý của các kỹ thuật viên chuyên chế tạo máy bay do thám nhỏ điều khiển từ xa tại các khu đô thị. Đây không phải là lần đầu tiên các kỹ sư khoa hàng không quan tâm đến loài dơi. Trong những năm 1880, chiếc phi cơ Éole đầu tiên của kỹ sư người Pháp Clément Ader từng được trang bị những chiếc cánh kiểu dơi với màng đàn hồi.
No comments:
Post a Comment