Phát hiện của nhóm nghiên cứu giúp tái kiến thiết và lập sơ đồ tiến hóa hoàn chỉnh của phân lớp cá toàn xương.
Hóa thạch cá La Bình có niên đại 244 triệu năm. (Ảnh: Cnfossil).
Bằng việc phát hiện và nghiên cứu hóa thạch cá La Bình (loài cá sinh sống tại sông La Bình, Vân Nam,Trung Quốc) có niên đại 244 triệu năm, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra bước đột phá trong quá trình tiến hóa đầu đời của phân lớp cá toàn xương. Bước đột phá này mở ra những giai đoạn trình tự tiến hóa quan trọng về hộp sọ phân lớp cá toàn xương, từ đó giúp tái kiến thiết sơ đồ tiến hóa một cách hoàn chỉnh nhất. Nghiên cứu thực hiện bởi Xu Guanghui, Viện Sinh vật học Cổ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Hóa thạch cá La Bình tương đối hiếm trong lịch sử tiến hóa phân lớp cá toàn xương, tuy nhiên vẫn chưa xác định rõ hóa thạch này thuộc bộ cá nào. Do vậy, nhà nghiên cứu Xu Guanghui đối chiếu hình dạng hộp sọ của 9 mẫu hóa thạch cá La Bình với những mẫu hóa thạch khác loài và đi đến kết luận, hóa thạch cá La Bình là đại diện của bộ cá láng.
Xu Guanghui cho biết, phân lớp cá toàn xương chia thành 2 gồm bộ cá vây cung và bộ cá láng. Do phân thứ lớp cá toàn xương và phân thứ lớp cá xương thật có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy phân lớp cá toàn xương có vai trò nòng cốt trong việc nghiên cứu lớp cá vây mới và lớp cá vây tia (thuộc lớp cá xương thật).
Cá La Bình là loài cá toàn xương lớn nhất trong quần thế cá ở Vân Nam với tổng chiều dài là 40cm. Loài cá này được tìm thấy trong các tầng biển kỷ Trias từ 244 triệu năm trước và được các nhà nghiên cứu chứng minh có giá trị tiềm năng trong việc tái kiến thiết hệ sinh thái động vật có xương sống dưới biển.
No comments:
Post a Comment