Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hoá thạch nhiều sinh vật ở Bắc Cực. Tuy nhiên lần đầu tiên phát hiện ra hoá thạch linh cẩu.
Hoá thạch ở Bắc Cực được cho là của linh cẩu là 2 chiếc răng có niên đại từ 850.000 – 1,4 triệu năm tuổi.
"Đối với tôi, điều hoàn toàn đáng chú ý là chúng đã sống ở phía bắc xa xôi", đồng tác giả nghiên cứu, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học Grant Zazula cho biết.
Những chiếc răng được tìm thấy ở một khu vực hẻo lánh chỉ có thể tiếp cận bằng cách lên máy bay đến ngôi làng địa phương, sau đó đi xuôi dòng bằng sông hoặc bằng trực thăng.
Vùng đất phát hiện ra các hoá thạch linh cẩu mặc dù rất lạnh, nhưng không bao giờ được bao phủ trong sông băng vì quá khô. Loài linh cẩu được đặt tên khoa học làChasmaporthetes có khả năng sinh sống trên mặt đất mở và có những chi mảnh khảnh, giống như loài báo và hàm răng sắc như dao cạo.
"Những con linh cẩu này đã phải chịu đựng vài tháng trong mùa đông gần như tối hoàn toàn và điều kiện cực kỳ lạnh. Khí hậu trong Kỷ băng hà cho thấy nó lạnh hơn trung bình khoảng 6 độ C so với hiện tại", nhà nghiên cứu Zazula thông tin.
Các nhà nghiên cứu trước đây đã nghi ngờ rằng linh cẩu có thể đã sống ở Alaska hoặc Yukon vào một lúc nào đó vì chúng phải đi qua cầu Bering Land để đi từ châu Á đến Bắc Mỹ.
Những chiếc răng hóa thạch ban đầu được phát hiện trong các chuyến thám hiểm đến sông Old Crow vào những năm 1970. Sau đó, chúng được lưu trữ trong các bộ sưu tập của Bảo tàng tự nhiên Canada cùng với khoảng 50.000 hóa thạch khác cho đến khi nhà cổ sinh vật học, Jack Tseng, tìm thấy những ghi chú hàng thập kỷ trên các mẫu vật trong Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thụy Điển.
"Hóa thạch Yukon đại diện cho một trong những ghi chép cuối cùng của loài này. Chúng tôi ước tính loài Chasmaporthetes ở Bắc Mỹ đã chết từ 500.000 – 1 triệu năm trước", tác giả nghiên cứu Tseng cho biết.
"Có một số loài linh cẩu thời kỳ băng hà khác ở châu Âu, châu Phi và châu Á, nhưng các loài khác không bao giờ đủ dũng cảm đi qua Bắc Cực vào Bắc Mỹ.
Ngày nay, Bắc Cực là một hệ sinh thái rất mong manh và chúng ta có tương đối ít động vật có vú lớn. Phát hiện về hóa thạch có niên đại 1 triệu năm tuổi này giúp chúng ta vẽ nên bức tranh về cách các cộng đồng động vật có vú ở Bắc Cực và Bắc Mỹ đã thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian rất ngắn”, Zazula nói thêm.
No comments:
Post a Comment