Bên cạnh những Lữ Bố, Quan Vũ, Trương Phi, Hạ Hầu Đôn... thời Tam Quốc còn có rất nhiều bậc võ tướng, mặc dù họ không quá nổi danh, nhưng về sức mạnh cũng là dũng mãnh vô song, đều là những vị lĩnh tướng oai hùng trong lịch sử Trung Quốc. Bạn có biết họ là những ai không.
1. Trương Liêu
Là bậc thống soái chỉ huy toàn năng, nếu như có ý tưởng công chiếm các vùng đất khác thì ông hoàn toàn là một sự lựa chọn hoàn hảo. Dùng tám trăm quân đánh bại mười vạn, trong lịch sử ngoại trừ Trương Liêu thì chỉ còn Nhạc Phi.
2. Tào Nhân
Tào Nhân có sở trường phòng thủ. Khi Lã Bố đánh phá Duyện Châu, mặc dù nói rằng Tào Nhân “luôn bị đánh bại”, nhưng Lã Bố dùng toàn quân cũng không thể khiến cho cơ nghiệp của Tào Tháo tiêu vong. Hơn nữa lúc đó Lã Bố còn được sự giúp đỡ của Trương Liêu, Cao Thuận, cho thấy mặc dù Tào Nhân đối đầu với kẻ địch mạnh mẽ, nhưng vẫn trước thủ sau phòng. Trong trận Xích Bích, Chu Du nhiều lần đánh lấy Nam Quận nhưng Tào Nhân vẫn giữ được đến phút cuối cùng, chỉ chịu bỏ thành trong thế phải đối đầu với cả Chu Du lẫn Gia Cát Lượng.
3. Thái Sử Từ
Thái Sử Từ (tự Tử Nghĩa) có sở trường đánh úp, nổi tiếng là “đệ nhất cung” trong thời kỳ Tam Quốc, là người cơ trí, uy dũng xuất chúng, coi trọng giữ chữ tín, chưa từng phụ lại sự tín nhiệm của chủ công. Mặc dù ông không thể làm tướng lĩnh nhưng cũng là hổ tướng dưới trướng, vô cùng đáng giá tin dùng.
4. Mã Siêu
Mã Mạnh Khởi (Mã Siêu) là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán bao gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung. Theo sử sách, ông có tài bắn tên, trong mỗi trận đánh thường xung phong đi đầu. Mã Siêu từng hùng cứ tại Tây Lương sau đó đã khởi binh chống lại triều đình nhà Hán và nhiều lần đánh bại Tào Tháo trong chiến dịch Đồng Quan. Cuộc đời chinh chiến của ông rất hiển hách, lập nhiều chiến công vang dội, uy chấn cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, được nhiều người mến mộ.
5. Cao Thuận
Mặc dù năng lực của Cao Thuận chỉ thuộc tầm trung, nhưng cũng nằm trong ba ngàn dũng sĩ bày trận vây thành dưới trướng của các mãnh tướng, đó chính là quân cảm tử trong thời kỳ Tam Quốc. Nếu như lấy ba ngàn địch ba ngàn thì không ai sánh bằng với đội quân “hãm doanh trận” của Cao Thuận, vậy nên ông chính là một cánh tay đắc lực trong thời loạn thế.
6. Triệu Tử Long
Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Triệu Tử Long là một trong “ngũ hổ tướng” của Lưu Bị, được miêu tả là “cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt”. Ông được mô tả là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy. Đặc biệt trong trận Đương Dương Trường Bản, một mình ông cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công, thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí.
7. Lã Tử Minh
Lã Mông, tự Tử Minh văn võ song toàn, đặc biệt có sở trường về thủy chiến. Ông từng sử dụng kế sách “áo trắng sang sông” và chiếm miền tây Kinh châu, đánh bại danh tướng của Lưu Bị là Quan Vũ, lập được đại chiến công uy chấn cả Trung Hoa.
8. Trương Nhiệm
Trương Nhiệm võ công hơn người, là đệ tử thứ ba của Đồng Uyên, sư đệ của Trương Tú và Triệu Vân. Nếu nói về mưu trí thì là “Phượng lạc trong bầy gà”, ông từng đánh bại Hoàng Trung và Nguỵ Diên, thủ hạ tiên phong của Lưu Bị. Hơn nữa sau khi Triệu Vân và Trương Phi tới, ông mới bị đánh bại. Về sau, Lưu Bị mời Khổng Minh Gia Cát Lượng ra Ích Châu giúp mình, Khổng Minh đã dùng kế bắt sống Trương Nhiệm tại cầu Kim Nhạn. Khi được dẫn đến gặp Lưu Bị và Khổng Minh, ông không chịu hàng và khẳng khái nói rằng: “Trung thần há chịu thờ hai chúa”.
No comments:
Post a Comment