Một nhóm các học giả chuyên nghiên cứu sự thật liên quan đến Kinh Thánh đã tuyên bố vừa tìm thấy các bằng chứng là những mảnh gỗ hoá thạch trên một đỉnh núi ở Iran.
Ngọn núi Takht-e-Suleiman là địa điểm được các nhà nghiên cứu cho rằng là nơi “yên nghỉ” của con tàu Noah.
Noah là con tàu bí ẩn bậc nhất lịch sử nhân loại, được tìm kiếm nhiều nhất trong Kinh Thánh. Đây là con tàu cứu thế được cho đã cứu loài người và nhiều loài động vật khỏi trận đại hồng thủy nhấn chìm toàn cầu.
Tông tích của con tàu huyền thoại này vẫn là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khảo cổ học và các học giả nghiên cứu về Kinh thánh trong nhiều năm qua. Rất nhiều tranh cãi đã xuất hiện.
Hoá thạch được cho là gỗ đóng tàu Noah huyền thoại mới được tìm thấy ở Iran.
Với những bằng chứng mới nhất được các nhà khảo cổ học tìm thấy trên đỉnh núi Takht-e-Suleiman ở độ cao gần 4.000m, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “phù hợp với kích thước gần đúng như Kinh thánh nói về tàu Noah”.
Trước đó, tờ Daily Star Online đã từng đã tiết lộ, CIA đã sử dụng các vệ tinh gián điệp để thăm dò vị trí của tàu Noah sau khi tuyên bố được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, với những hóa thạch gỗ khổng lồ vừa được tìm thấy, các nhà nghiên cứu tin rằng đây chính là thân tàu Noah còn sót lại.
Để khẳng định thêm về những phát hiện mới, các nhà khảo cổ học còn tìm đưa ra bằng chứng hóa thạch của sinh vật biển được tìm thấy trong khu vực được cho từng xuất hiện trên tàu Noah.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đỉnh núi Takht-e-Suleiman là nơi “yên nghỉ” của tàu Noah.
Hàng trăm năm qua, nhiều đoàn thám hiểm đã mất nhiều công sức để tìm kiếm tàn tích của con tàu Noah cứu thế. Nhiều địa điểm đã được các nhà khảo cổ học tìm kiếm.
Tuy nhiên, chưa ai đưa ra được những bằng chứng xác thực nhất cho tới khi nhà nhiếp ảnh gia Ron Wyatt công bố bức ảnh một mỏm núi hóa thạch giống hình tàu Noah vào ngày 5/9/1960 trên Tạp chí LIFE thì nó mới nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Năm 1977, Ron Wyatt đã cùng một đoàn thám hiểm lên đỉnh núi Ararat (ở khu vực phía đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nơi tiếp giáp giữa Armenia và Iran) khẳng định nơi chụp bức ảnh chính là nơi tàu Noah nằm lại sau khi nước rút.
No comments:
Post a Comment