Mắc kẹt trong hổ phách, hóa thạch ếch 99 triệu năm tuổi tiết lộ loài lưỡng cư này đã sinh sống trong khí hậu nhiệt đới ẩm.
Khoảng 99 triệu năm trước, những con ếch tí hon di chuyển trong một cánh rừng nhiệt đới ẩm – và một vài con không may mắn đâm vào nhựa cây. Bốn hóa thạch ếch mới được mô tả, được bảo tồn trong hổ phách, đưa ra bằng chứng trực tiếp sớm nhất về loài ếch cổ đại sinh sống trong vùng nhiệt đới ẩm – như nhiều loài lưỡng cư hiện đại.
Những con ếch cổ đại này rất giống một nhóm ếch hiện đại gồm cóc tía.
Không có hóa thạch ếch nào hoàn chỉnh, khiến rất khó để đặt chúng vào cây phả hệ của loài ếch: Một con có một phần hộp sọ và một con khác có vẻ ngoài của ếch, dù theo chụp cộng hưởng từ, không có chất liệu xương nào còn bên trong hóa thạch. Nên các nhà nghiên cứu đã gọi cả bốn hóa thạch là Electrorana limoae (electrum là hổ phách và rana là ếch) trong một nghiên cứu đăng trên Science Reports ngày 14/6. Liên quan tới giải phẫu, những con ếch cổ đại này rất giống một nhóm ếch hiện đại gồm cóc tía.
Ảnh bốn mẫu vật hóa thạch ếch - (Ảnh từ Lida Xing).
Hồ sơ hóa thạch bao gồm tương đối ít ếch, bất chấp lịch sử hơn 200 triệu năm của các loài lưỡng cư. Theo đồng tác giả nghiên cứu David Blacburn, một nhà sinh học lưỡng cư tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida ở Gainesville, các hóa thạch ếch có tồn tại cho thấy rằng loài ếch trông rõ ràng - giống ếch – hàng trăm triệu năm. “Các khía cạnh khiến chúng đa dạng không phải là bộ xương, mà là sinh thái, lịch sử tự nhiên, cách thức sinh sản của chúng. Những thứ rất khó tìm thấy trong hồ sơ hóa thạch”.
Điều khiến những mẫu vật hổ phách này trở nên hết sức đáng chú ý là: Những miếng hổ phách còn chứa nhện, giun nhung và tre được bảo tồn – tất cả đều chỉ ra một môi trường nhiệt đới. Những bằng chứng cổ sinh thái học này mang tới cho các nhà khoa học một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống và thời đại của những con ếch nhiệt đới cổ.
No comments:
Post a Comment