Nếu bạn nghĩ khủng long bạo chúa T-Rex hung dữ, chúa tể mặt đất thời tiền sử không có đối thủ thì bạn đã lầm to. Chúng có thể bị tấn công và trở thành bữa ăn thịnh soạn của sinh vật khổng lồ được mệnh danh là "cỗ máy ăn thịt biết bay" lớn nhất trong lịch sử Trái Đất này.
Đó chính là loài thằn lằn bay khổng lồ Quetzalcoatlus, sinh vật to lớn nhất biết bay từng tồn tại trên Trái Đất. Chúng thống trị bầu trời rộng lớn cách đây 166 triệu năm trước và gần như không có thiên địch. Ngay cả với những loài khủng long to lớn và hung dữ nhất cũng có thể trở thành con mồi của chúng.
Thằn lằn bay khổng lồ Quetzalcoatlus sống vào cuối kỷ Creta ở Bắc Mỹ (kỷ Phấn Trắng muộn cách đây khoảng 68 - 65.5 triệu năm trước). Tên của chúng được đặt theo tên của con rắn thần (Aztec God) có lông vũ biết bay của nền văn minh cổ Aztec ở Trung Mỹ.
Với kích thước to lớn, sải cánh dài tới 15m, cao 4.8-5.5m và nặng từ 210 - 250kg nhưng nhờ bộ xương có cấu trúc rỗng nên Quetzalcoatlus có thể bay lượn dễ dàng và trở thành sát thủ đáng sợ trên bầu trời đối với bất kỳ loài vật nào.
Do kích thước sải cánh quá khổ, loài thằn lằn này thường phải cất cánh từ vách núi đá cao hoặc chạy đà trên mặt đất rộng giống như một chiếc may bay vậy.
Nếu đứng thẳng, loài thằn lằn bay này cao tương đương với một con hươu cao cổ trưởng thành.
Kích cỡ to lớn khiến mỗi khi thấy bóng của chúng in trên mặt đất là tất cả các sinh vật khác đều phải dè chừng, kể cả là khủng long bạo chúa hung bạo cũng không ngoại lệ.
Không chỉ săn mồi trên đất liền, thằn lằn bay khổng lồ Quetzalcoatlus còn sải cánh bay lượn trên các bờ biển Creataceous để bắt những con mồi dưới nước.
Khủng long bạo chúa thấy chúng cũng phải dè chừng.
Dựa vào lớp lông mao tìm được trong hóa thạch, các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật bay này thuộc loại máu nóng như các loại chim ngày nay và có thể đẻ trứng.
Chúng có thể kiểm soát việc bay lượn và giữ thăng bằng là nhờ bộ não lớn với những vùng rộng.
Nhà nghiên cứu Sankar Chatterjee đã tạo ra một mô hình máy tính để tìm hiểu xem làm thế nào mà một sinh vật nặng như vậy với cặp cánh mỏng manh lại có thể bay lượn trên bầu trời.
Chúng có khả năng bay vút lên không và lượn rất giỏi.
Sau khi nghiên cứu Chatterjee nhận ra rằng, phần lớn thời gian loài sinh vật khổng lồ này đều bay trên bầu trời, chúng có khả năng bay vút lên không và lượn rất giỏi. Nhưng chúng gặp đôi chút khó khăn khi phải cất cánh hoặc hạ cánh.
Loài thằn lằn này có thể bay cao tới 3000 đến 4500 mét và lao với tốc độ 80 dặm một giờ tương đương với một chiếc máy bay lao đi với tốc độ 128km/h. Với tốc độ này, hầu như không có con mồi nào có thể thoát khỏi sự tấn công từ trên cao của chúng.
Loài thằn lằn này có thể bay cao tới 3000 đến 4500 mét và lao với tốc độ 80 dặm một giờ.
Ở mặt đất, chúng sẽ xếp đôi cánh lại, di chuyển bằng 2 chân sau và thường lang thang xung quanh các hồ nước đề tìm kiếm thức ăn nhỏ như cá và côn trùng. Khi đó, đôi cánh khỏe sẽ có vai trò như 2 chân trước giúp chúng bám chắc để di chuyển ở khu vực chênh vênh như vách đá.
Nhờ cấu tạo xương hàm dưới như cái sàng, loài này có thể lọc sinh vật nhỏ dưới nước một cách dễ dàng. Chiếc mỏ của thằn lằn bay rất cứng, dài và nhọn, đây chính là vũ khí săn mồi cực kỳ hiệu quả của chúng.
No comments:
Post a Comment