Các nhà khảo cổ ở Đức đã tìm thấy những răng hóa thạch kỳ lạ gần giống với loài vượn người từng được phát hiện ở châu Phi nhưng lại xuất hiện sớm hơn hàng triệu năm.
Một nhóm các nhà khảo cổ Đức đã phát hiện những chiếc răng bí ẩn ở lòng sông Rhine cổ theo công bố của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Mainz hôm 18/10.
Theo DW, các chiếc răng dường như không thuộc về bất cứ loài nào từng được phát hiện ở châu Âu hoặc châu Á. Chúng có vẻ gần giống nhất với người vượn Lucy, họ hàng đã tuyệt chủng của loài người từng được phát hiện ở Ethiopia.
Các nhà khoa học cho rằng chiếc răng được phát hiện gần đây tại di tích khảo cổ ở Đức thuộc về một nhánh linh trưởng Âu Á cổ. (Ảnh: National Geographic).
Tuy nhiên, những chiếc răng mới được tìm thấy có tuổi thọ nhiều hơn ít nhất 4 triệu năm so với các bộ xương ở châu Phi. Điều này đã khiến các nhà khoa học bối rối.
Nhóm nghiên cứu khai quật được các răng vào tháng 9/2016 từ Eppelsheim, một địa điểm khảo cổ gần Munich nổi tiếng với hóa thạch linh trưởng. Đây được coi là phát hiện chưa từng có ở Eppelsheim trong 80 năm.
"Những gì được tìm thấy rõ ràng cho thấy khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta và trong các hóa thạch được tìm thấy vẫn còn rất lớn", Herbert Lutz, trưởng nhóm nghiên cứu, phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mainz, nói với ResearchGate.
"Việc những cá thể này đến từ đâu và vì sao chưa ai từng phát hiện được những chiếc răng như vậy ở bất cứ nơi nào khác vẫn còn hoàn toàn bí ẩn", Lutz cho biết.
Theo National Geographic, những chiếc răng này có thể thuộc về loài linh trưởng Âu Á. Loài này có khả năng phải đối mặt với những áp lực tiến hóa giống như những họ hàng xa ở châu Phi dù cách biệt về địa lý. Điều này có thể dẫn tới hình dạng răng tương tự nhau, một hiện tượng phổ biến trong quá trình tiến hóa được gọi là sự đồng quy.
No comments:
Post a Comment