Nghiên cứu sinh vật tiền sử thường để lại khoảng trống của những câu hỏi không có lời giải đáp, từ bản chất con vật, đặc điểm màu da, đến tập tính của chúng mà các bộ môn phục dựng đã phải bỏ ra hàng trăm năm để lấp đầy.
Vì vậy Panleontology (cổ sinh vật học hay hóa thạch học) không chỉ là một bộ môn khoa học, mà còn có thể được xem là một nghệ thuật. Trong gần 200 năm qua, hóa thạch học đã cố gắng lấp đầy những khoảng trống kiến thức này.
Bằng cách kết hợp những sự thật khoa học sẵn có và cả sự sáng tạo, các nghệ sĩ hóa thạch (paleoartist) đã tạo nên những tác phẩm thỏa mãn biết bao thế hệ người yêu khủng long. Không chỉ vậy, tác phẩm của họ còn phản ánh những cái nhìn từ khoa học và nghệ thuật ở thời kì của họ.
Ngoài ra là những thông tin lịch sử về cuộc sống từng có trên Trái Đất.
“Tarbosaurus và khủng long bọc giáp” tác phẩm của Flyorov, nhà khoa học và giám đốc bảo tàng người Nga.
"Laelaps" - Charles R. Knight (1897)
Bóng những con voi ma mút ở phía xa gợi nhớ những hình vẽ trên các hang động hàng nghìn năm trước.
“Ichthyosaur và Plesiosaur”, tác phẩm của Edouard Riou, khắc bởi Laurent Hotelin và Alexandre Hurel (1863). Từ những ngày đầu, các họa sĩ và nhà khoa học thường khắc họa hai loài này như kẻ thù của nhau.
“Inostrancevia đang ăn Pareiasaurus”, tác phẩm của Alexei Petrovich Bystrow (1933). Hai loài này thường xuất hiện trong hóa thạch học thời Liên Xô.
No comments:
Post a Comment