Với những đặc điểm kì lạ, loài khủng long mới này khiến các nhà khảo cổ tự hỏi về công dụng của bộ phận thừa ấy.
Trong các bộ phim bom tấn về khủng long, ta chỉ thường thấy một loài khủng long Tam Sừng Triceratop, bởi lẽ các nhà khoa học nghĩ rằng họ biết gần hết về loài khủng long có sừng này, và hình mẫu khủng long Tam Sừng đó đã là chuẩn mực nhất, là duy nhất.
Nhưng họ đã nhầm. Các nhà khoa học mới có một phát hiện mới: một giống loài khủng long Tam Sừng mới có một bộ sừng cực kỳ choáng ngợp.
Ở Vùng Địa Tầng Wahweap phía Nam Utah, các nhà khảo cổ dã tìm ra mảnh sọ của loài Machairoceratop cronusi ở một tảng địa chất 77 triệu năm tuổi.
Hóa thạch loài khủng long mới.
Không giống các loài khủng long có sừng khác, con khủng long dài 8 mét này có một khấc sừng với đầu chĩa về phía trước, mọc trên đỉnh của vòng giáp cổ của nó. Công dụng của cái khấc sừng ấy đã làm bối rối các nhà nghiên cứu.
Công dụng của cái khấc sừng ấy đã làm bối rối các nhà nghiên cứu.
Ở một nghiên cứu khác, các nhà khảo cổ cũng tìm ra họ hàng trẻ tuổi hơn của loài M. cronusi tại Địa Tầng Sông Judith. Loài Spiclypeus shipporum sống tại khoảng 77 triệu năm trước, trên đầu chúng có một bộ sừng nâu chĩa về hai bên và trên giáp cổ, nhiều hình dáng gai lạ chĩa ra ngoài.
Loài Spiclypeus shipporum trên đầu chúng có một bộ sừng nâu chĩa về hai bên và trên giáp cổ.
Sừng và gai đặc biệt của loài S. shipporum sẽ khiến chúng nhận ra được những con cùng loài trong số lượng khủng long Tam Sừng phong phú, theo lời nhà khảo cổ học Jordan Mallon, người tham gia nghiên cứu tại Bảo tàng Tự nhiên Ottawa. Những khám phá mới này tăng đặc tính đa dạng của loài khủng long có sừng ăn cỏ này đã từng tung hoành tại vùng Bắc Mỹ ở cuối kỷ Phấn trắng.
"Chúng tôi nghĩ rằng mình đã biết gần hết về loài khủng long có sừng này, nhưng có vẻ như nó vẫn chỉ là phần nổi bề mặt thôi", nhà khảo cổ học phân tích mẫu sọ của con M. cronusi mới được tìm thấy tại Đại học Athens, Ohio cho biết.
No comments:
Post a Comment