Friday, February 3, 2017

Tắc kè hoa càng nhỏ, lưỡi phóng ra càng mạnh

Điều này giúp chúng có được lợi thế cạnh tranh đáng kể so với những loài lớn hơn trong việc bắt được những con mồi.

Với đôi mắt kỳ dị có góc nhìn đến 360 độ, bộ da sặc sỡ nhiều màu sắc, cùng dáng đi lênh khênh và cái lưỡi dài khủng khiếp, những con tắc kè hoa này cũng là loài động vật máu lạnh như những con thằn lằn khác. Nhưng khác biệt giữa chúng với những người họ hàng của mình không chỉ đến từ vẻ ngoài, mà còn ở chiếc lưỡi có khả năng phóng ra với gia tốc từ 0 lên gần 100km/h chỉ trong vòng 1/100 giây. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ Đại học Brown còn phát hiện ra một điều thú vị hơn ở loài này.

Theo một bài viết đăng trên Scientific Reports, nhóm nghiên cứu nhận ra lưỡi của tắc kè hoa còn kỳ lạ hơn những gì ta từng biết trước đây, khi nó sở hữu gia tốc cao nhất và tạo ra sức mạnh trên mỗi kg cơ lớn hơn bất cứ loài bò sát, chim, hay động vật có vú nào từng tồn tại. Chi tiết này đã bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây về loài tắc kè hoa, chủ yếu là vì những loại nhỏ nhất của loài tắc kè hoa đã không xuất hiện trong những nghiên cứu trước đây.

Loại tắc kè hoa nhỏ nhất có thể phóng ra chiếc lưỡi ra như một cú đấm mạnh.

"Những loại nhỏ nhất có hiệu năng giữa sức mạnh của lưỡi và khối lượng cơ thể cao hơn những loại to lớn hơn". Christopher Anderson, tác giả chính của nghiên cứu và là người đang nghiên cứu luận án tiến sĩ tại khoa Sinh thái học và Sinh vật học tiến hóa tại Đại học Brown, cho biết rằng. "Những gì nghiên cứu này cho thấy, đó là bằng cách sử dụng những loại nhỏ hơn, chúng tôi có thể làm sáng tỏ tại sao các giá trị hiệu năng cao hơn này".

Theo nghiên cứu của nhóm, khi họ khảo sát trên 20 loại tắc kè hoa khác nhau, họ nhận ra những loại tắc kè hoa nhỏ nhất có thể phóng ra chiếc lưỡi ra như một cú đấm mạnh. Anderson và nhóm nghiên cứu của ông nhận ra điều này bằng cách lấy từng loại tắc kè hoa và đặt chúng ở phía trước một máy quay tốc độ cao một con dế.

Khi tắc kè hoa phóng chiếc lưỡi về phía con dế, Anderson và đồng nghiệp của mình có thể đo tốc độ và gia tốc của chiếc lưỡi bằng cách quay phim lại tương tác ở tốc độ 3.000 khung hình mỗi giây.

Trong khi loại tắc kè hoa có hiệu năng cao nhất – còn được biết đến với cái tên Rhampholeon Spinosus – có thể nằm gọn trong đầu ngón tay của bạn, lưỡi của chúng có thể phóng đi với gia tốc tối đa gấp 264 lần gia tốc trọng trường, tương đương với công suất 14.040 Watt trên mỗi kg.

Loài tắc kè hoa Rhampholeon Spinosus.

Anderson nhận ra rằng những loại tắc kè hoa nhỏ nhất lại tỏ ra vượt trội hơn những người anh em có kích thước to lớn về gia tốc tối đa, sức mạnh tương đối và chiều dài tương đối của lưỡi khi phóng ra so với kích thước cơ thể. Lấy ví dụ là Furcifer Oustaleti, một loại tắc kè hoa dài khoảng 2 feet (khoảng 60cm), nhưng lưỡi của nó chỉ có gia tốc tối đa bằng 18% so với Rhampholeon Spinosus, một loại tắc kè hoa tý hon.

Kỳ quan sinh học này có thể làm được như vậy bằng cách nạp trước năng lượng vào các mô đàn hồi nằm trên lưỡi của tắc kè hoa. Khi năng lượng được giải phóng, sức bật từ các mô này cho phép lưỡi có thể được phóng ra tốt hơn khi so với việc chỉ dựa vào các bó cơ tự phát trong lưỡi.

Và để trả lời cho câu hỏi tại sao, những loài tắc kè hoa nhỏ hơn lại phát triển khả năng này tốt hơn những người họ hàng to lớn của mình, Anderson cho rằng, đó là vì tắc kè hoa nhỏ hơn phải tiêu thụ tương đối nhiều hơn năng lượng cho cơ thể để sinh tồn. Vì vậy, chiếc lưỡi phải đặc biệt tốt khi bắt con mồi sẽ mang lại cho chúng một lợi thế cạnh tranh trong việc bắt cuộn con mồi lại hiệu quả hơn.

No comments:

Post a Comment