Các nhà khoa học mới đưa ra bằng chứng cho thấy cá hồi thời tiền sử có răng vô cùng sắc nhọn và nặng tới hơn 180kg sinh sống ở bờ biển Thái Bình Dương.
Theo Fox News, tổ tiên của loài cá hồi hoạt động ở các con sông thuộc California hiện nay sống cách đây từ 5 đến 11 triệu năm.
Cá hồi thời kỳ này sinh sống ở vùng biển Thái Bình Dương, có cơ thể "khủng", nặng hơn 180kg, chiều dài khoảng 2,7 mét, răng sắc nhọn như dao găm dài khoảng 20cm.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang California, Stanislaus, Turlock, California, Mỹ, cá hồi sử dụng hàm răng sắc để giúp chúng bảo vệ trứng trong quá trình sinh nở.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Julia Sankey, đã tiến hành thí nghiệm với khoảng 51 mẫu hóa thạch từ các loài cá hồi đã tuyệt chủng ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn.
Sankey cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi về loài cá hồi khổng lồ này giúp lấp đầy những hiểu biết chưa đầy đủ trước đây. Giải thích được cách chúng tồn tại và phát triển, thay đổi thành cuộc sống di cư mỗi khi đẻ trứng như cá hồi ngày nay".
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng loài cá hồi này đã thực hiện cuộc di cư từ Thái Bình Dương về các con sông nước ngọt để đẻ trứng.
Ông Sankey nói: "Hàm răng cá hồi sống trong môi trường nước ngọt không dài, không sắc nhọn. Trong khi đó, hàm răng của loài sống ở nước mặn thường thẳng, rất sắc và dài. Điều này giúp khẳng định việc cá hồi cổ đại đã thay đổi môi trường sống từ nước mặn qua nước ngọt như cá hồi ngày nay".
Theo Fox News, tổ tiên của loài cá hồi hoạt động ở các con sông thuộc California hiện nay sống cách đây từ 5 đến 11 triệu năm.
Hình ảnh con gấu đã bắt được cá hồi khổng lồ sống cách đây khoảng 5 đến 11 triệu năm.
Cá hồi thời kỳ này sinh sống ở vùng biển Thái Bình Dương, có cơ thể "khủng", nặng hơn 180kg, chiều dài khoảng 2,7 mét, răng sắc nhọn như dao găm dài khoảng 20cm.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang California, Stanislaus, Turlock, California, Mỹ, cá hồi sử dụng hàm răng sắc để giúp chúng bảo vệ trứng trong quá trình sinh nở.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Julia Sankey, đã tiến hành thí nghiệm với khoảng 51 mẫu hóa thạch từ các loài cá hồi đã tuyệt chủng ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn.
Sankey cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi về loài cá hồi khổng lồ này giúp lấp đầy những hiểu biết chưa đầy đủ trước đây. Giải thích được cách chúng tồn tại và phát triển, thay đổi thành cuộc sống di cư mỗi khi đẻ trứng như cá hồi ngày nay".
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng loài cá hồi này đã thực hiện cuộc di cư từ Thái Bình Dương về các con sông nước ngọt để đẻ trứng.
Ông Sankey nói: "Hàm răng cá hồi sống trong môi trường nước ngọt không dài, không sắc nhọn. Trong khi đó, hàm răng của loài sống ở nước mặn thường thẳng, rất sắc và dài. Điều này giúp khẳng định việc cá hồi cổ đại đã thay đổi môi trường sống từ nước mặn qua nước ngọt như cá hồi ngày nay".
No comments:
Post a Comment