Ngày 19/10, các nhà khoa học Argentina vừa phát hiện tại Nam Cực hóa thạch 70 triệu năm của một loài chim thời Đại Trung sinh vẫn còn nguyên cấu trúc khí quản có thể phát ra những tín hiệu âm thanh giúp loài này liên lạc với nhau.
Chuyên gia Fernando Novas thuộc Hội đồng quốc gia Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Argentina (Conicet) đánh giá đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện được hóa thạch chim cổ thuộc thời Đại Trung sinh và đặc biệt mẫu vật lại còn giữ được cấu trúc ống khí quản.
Thông qua các chương trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận ống khí quản đã cho phép các loài chim phát ra tín hiệu âm thanh liên lạc vào giai đoạn cuối của kỷ nguyên Khủng long.
Hóa thạch chim được tìm thấy tại đảo Vega, Nam Cực. Đây là loài chim Vegavis iaai, một loài mới thuộc họ Anseriforme được phát hiện tại Nam Cực, trong kỷ Creta, khoảng từ 65 đến 70 triệu năm trước. Loài chim mỏ vịt này có hình dạng nhỏ, khoảng 50cm chiều dài và cân nặng 1,5kg.
Nhà nghiên cứu người Mỹ Julia Clarke, thuộc Đại học Texas, là người đầu tiên phát hiện ra hóa thạch chim vẫn còn giữ được ống khí quản khi bà thực hiện kiểm tra nó trên máy quét 3D.
Phát hiện này cho phép con người hiểu được cách các loài khủng long, bao gồm cả các loài chim đã truyền tải cách giao tiếp với nhau như thế nào và làm thế nào mà cơ thể có khả năng phát ra âm thanh, tiếng động để phát triển bộ não.
Bên cạnh đó, khám phá mới này cũng mở ra cánh cửa để nghiên cứu về các khía cạnh của sự tiến hóa hành vi của loài khủng long trong suốt hàng chục triệu năm qua.
Trước đó, các nhà nghiên cứu Argentina đã tìm thấy hóa thạch của một con chim khổng lồ thời tiền sử với sải cánh lớn nhất từng được ghi nhận sống cách đây khoảng 50 triệu năm ở Nam Cực.
Con chim khổng lồ này thuộc loài pelagornithid, một họ chim biển khổng lồ đã tuyệt chủng, có răng dạng xương cứng.
Loài chim này có thể phát triển tới kích cỡ khổng lồ vào khoảng 50 triệu năm trước, khi nhiệt độ đại dương ấm và lượng thức ăn dồi dào.
Chuyên gia Fernando Novas thuộc Hội đồng quốc gia Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Argentina (Conicet) đánh giá đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện được hóa thạch chim cổ thuộc thời Đại Trung sinh và đặc biệt mẫu vật lại còn giữ được cấu trúc ống khí quản.
Thông qua các chương trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận ống khí quản đã cho phép các loài chim phát ra tín hiệu âm thanh liên lạc vào giai đoạn cuối của kỷ nguyên Khủng long.
Hóa thạch chim được tìm thấy tại đảo Vega, Nam Cực. Đây là loài chim Vegavis iaai, một loài mới thuộc họ Anseriforme được phát hiện tại Nam Cực, trong kỷ Creta, khoảng từ 65 đến 70 triệu năm trước. Loài chim mỏ vịt này có hình dạng nhỏ, khoảng 50cm chiều dài và cân nặng 1,5kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn: motherboard.vice.com).
Nhà nghiên cứu người Mỹ Julia Clarke, thuộc Đại học Texas, là người đầu tiên phát hiện ra hóa thạch chim vẫn còn giữ được ống khí quản khi bà thực hiện kiểm tra nó trên máy quét 3D.
Phát hiện này cho phép con người hiểu được cách các loài khủng long, bao gồm cả các loài chim đã truyền tải cách giao tiếp với nhau như thế nào và làm thế nào mà cơ thể có khả năng phát ra âm thanh, tiếng động để phát triển bộ não.
Bên cạnh đó, khám phá mới này cũng mở ra cánh cửa để nghiên cứu về các khía cạnh của sự tiến hóa hành vi của loài khủng long trong suốt hàng chục triệu năm qua.
Trước đó, các nhà nghiên cứu Argentina đã tìm thấy hóa thạch của một con chim khổng lồ thời tiền sử với sải cánh lớn nhất từng được ghi nhận sống cách đây khoảng 50 triệu năm ở Nam Cực.
Con chim khổng lồ này thuộc loài pelagornithid, một họ chim biển khổng lồ đã tuyệt chủng, có răng dạng xương cứng.
Loài chim này có thể phát triển tới kích cỡ khổng lồ vào khoảng 50 triệu năm trước, khi nhiệt độ đại dương ấm và lượng thức ăn dồi dào.
No comments:
Post a Comment