Hổ mang (Cobra snake), một loài rắn kịch độc, nổi tiếng với khả năng tiêu diệt các loải rắn khác, thậm chí cả đồng loại của chúng. Tuy nhiên điều lạ ở chỗ, trong quá trình giao đấu bị thương và ngấu nghiến, ăn tươi nuốt sống con mồi kịch độc, rắn hổ mang lại không hề trúng độc chết như lẽ thường.
“Sau khi xem chương trình tivi “Cuộc sống của những sinh vật máu lạnh” (Life in Cold Blood) tôi thắc mắc rằng liệu những con rắn độc có bị trúng độc hay không khi nó ăn những con mồi chứa nọc độc mà nó săn được cũng như việc nó không thể tránh khỏi nuốt phải chính chất độc khi nó tiết ra lúc ngoạm con mồi”, Beth, một độc giả gửi câu hỏi cho trang The Naked Scientist, một chuyên trang nổi tiếng giải đáp những vấn đề khoa học.
Hổ mang chúa ăn tươi nuốt sống đồng loại.
Theo trả lời của The Naked Scientist, nọc độc mà rắn sử dụng là một loại protein được cấu tạo bởi các khối amino acid. Khi rắn nuốt những chất protein kịch độc này vào dạ dày, hệ thống acid và enzyme sẽ phá vỡ các protein đó làm cho chúng trở nên vô hại. Loại độc tố này chỉ có khả năng gây hại khi chúng lọt ra ngoài đường ruột và xâm nhập vào hệ tuần hoàn của kẻ ăn thịt.
The Naked Scientist cũng tiết lộ rằng, khi một con rắn độc cắn một con mồi những tế bào nhỏ xung quanh những ống dẫn độc của nó phun nọc độc xuống đường dẫn vào các lỗ mà răng rắn cắn vào con mồi. Từ đó giúp rắn không bị nuốt phải chất độc mà nó tạo ra. Thậm chí nếu có nuốt phải thì ở một số loài rắn độc cũng có khả năng kháng độc. Đó chính là hai cách để rắn không bị đầu độc bởi chính nó.
Trong quá trình tìm hiểu loài rắn hổ mang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng,loài rắn này có khả năng đề kháng đối với các chất độc thần kinh. Điều thú vị qua phân tích trình tự ADN và so sánh giữa các loài lại cho thấy rắn hổ mang và cầy măng-gút (loài chuyên ăn rắn độc) có sự tương đồng nhau. Cả hai đều cóphân tử đường trong các thụ thể giúp chúng không kết nối với các chất độc thần kinh. Chính điều đó làm cho rắn hổ mang có khả năng kháng độc.
Rắn hổ mang có khả năng kháng độc giống như cầy Măng-gút
Ngược lại rắn hổ mang và cầy măng-gút, theo trang Zoltantakacs, các loài như con người, chuột, mèo, gà đều có trình tự ADN nhạy cảm với các chất độc thần kinh. Điều đó khiến chúng khó mà chống đỡ nổi khi bị rắn kịch độc cắn.
Được biết, rắn hổ mang sinh sống chủ yếu ở vùng Đông Á, Nam Phi, chúng có tuổi thọ lên tới 20 năm. Nọc độc của rắn hổ mang chứa chủ yếu là các chất độc thần kinh. Khi bị rắn hổ mang cắn, các chất độc này sẽ tấn công hệ thống thần kinh trung ương của nạn nhân, gây ra một loạt triệu chứng như mắt mờ, chóng mặt, buồn ngủ, tê liệt, trụy tim và hôn mê. Nếu không chữa trị kịp thời thì có thể tử vong.
No comments:
Post a Comment