Cung điện bên bờ biển của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên ở Trung Quốc, nhô lên ngoài khơi huyện Tuy Trung, Liêu Ninh.
Theo các nhà khảo cổ, cung điện có niên đại hơn 2.200 năm và nằm trong số 200 cung điện của hoàng đế trên khắp cả nước. Trước đây, những ngư dân địa phương từng bắt gặp nhiều đồng xu và đồ gốm sứ cổ ở đáy biển. Theo South China Morning Post, những bức tường đá của cung điện có thể nhìn thấy rõ khi thủy triều thấp.
Khắc họa chân dung Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia).
Các nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc phát hiện một bục rộng 60m, làm từ những khối đá lớn, dành để thờ cúng hoặc phục vụ sự kiện quan trọng khác. Ngoài ra, họ còn tìm thấy dấu vết của một con đường đá lớn chạy qua cung điện.
Nhóm nghiên cứu nhận định cung điện được xây vào năm 221 - 207 trước Công nguyên dưới sự chỉ đạo của Tần Thủy Hoàng (259 - 210 trước Công nguyên), hoàng đế thống nhất Trung Quốc sau khi chinh phạt các nước chư hầu.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tàn tích của Nhạc Dương, thủ đô của nước Tần thời Chiến quốc ở Diêm Lương, Thiểm Tây. Thành phố này nổi tiếng khi trở thành trung tâm của cuộc cải cách chính trị, dẫn đến sự ra đời của hệ thống lập pháp Trung Quốc.
Những dấu tích của cung điện bên bờ biển. (Ảnh: SCMP).
Những cuộc cải cách giúp Tần trở thành nước mạnh nhất trong thời kỳ giao tranh hỗn loạn, tạo nền tảng cho quá trình thống nhất Trung Quốc sau này. Tại Nhạc Dương, nhóm nghiên cứu tìm thấy ba tòa nhà, trong đó tòa nhà lớn nhất rộng 920m2 cùng với nhiều gạch ngói và đồ gốm vỡ.
No comments:
Post a Comment