Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Friday, December 25, 2015

10 điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Sai lầm 1. Khủng long màu xanh lá cây và có vảy


Con người tin rằng khủng long có màu xanh lá cây và có vảy bởi vì con người cho rằng, loài khủng long phải trông giống như các loài bò sát hiện đại to lớn như cá sấu. Thực tế là, khủng long có màu sáng và, ít nhất là trong một giai đoạn của vòng đời, da chúng được phủ bởi một lớp lông.

Sai lầm 2. Các loài thú chỉ tiến hoá sau khi khủng long qua đời

Những con thú tí hon sống dưới bóng của khủng long trong hơn 150 triệu năm, chiếm cứ những hốc nhỏ dưới dạng các con thú ăn đêm, và chỉ nặng khoảng 2 gram. Tổ tiên của thú thực ra đã xuất hiện từ trước khủng long.

Tuy nhiên, chúng chỉ duy trì hình dáng nhỏ bé cho đến khoảng 65 năm trước. Sự suy tàn của khủng long đã tạo ra các hang hốc trú ẩn cho những con thú kích cỡ to lớn hơn. Hầu hết các loài thú ngày nay đều tiến hoá sau giai đoạn này.

Sai lầm 3. Khủng long chết vì bị các loài thú ăn mất trứng

Kẻ thù đáng sợ nhất với khủng long là những con khủng long bé nhỏ hơn. Hầu hết các loài thú ở thời điểm đó quá nhỏ bé để ăn trứng của những con bò sát khổng lồ này.

Sai lầm 4. Một thiên thạch duy nhất đã khiến khủng long tuyệt chủng

Một thiên thạch rộng 10 km đã rơi xuống vùng nước nông nay là bán đản Yucatan của Mexico 65 triệu năm trước. Nó tạo ra miệng hố Chicxulub rộng đến 180 km. Tuy nhiên không có bằng chứng thuyết phục chứng tỏ không có con khủng long không bay nào sống sót sau thảm hoạ này. Và đến bây giờ, chúng ta vẫn không chắc vì sao khủng long tuyệt diệt. Cú va chạm có thể chỉ giết chết khủng long ở gần cái hố đó mà thôi. Nhưng cũng có thể nó tạo ra những con sóng thần khổng lồ, mưa axit hay các đám mây bụi bao phủ trái đất trong hàng tháng, hoặc cả thập kỷ. Sự kết hợp của tất cả các yếu tố này có thể đã khiến khủng long biến mất.

Sai lầm 5. Khủng long chết vì chúng không thành công theo lý thuyết tiến hoá


Khủng long sống sót hơn 150 triệu năm, vì thế chúng không thể bị xem là không thành công. Các giống người chỉ mới xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước, và Homo sapiens thì có tiểu sử không quá 200.000 năm.

Khủng long đã đánh bại những loài khác trong kỷ nguyên của chúng, nhưng lại thua cuộc trong trận chiến với tác động của thiên thạch.

Sai lầm 6- Tất cả các loài khủng long đều chết khoảng 65 triệu năm trước

Chim tiến hoá khoảng 150 triệu năm trước. Hầu hết các chuyên gia tin rằng chúng xuất xứ từ những loài khủng long ăn thịt nhỏ.

Sai lầm 7- Khủng long chậm chạm và lờ đờ


Các nhà cổ sinh vật học ban đầu ngỡ rằng khủng long phải chậm chạm và uể oải lắm mới bị thua cuộc trong "cuộc chạy đua tiến hoá" với chim và thú. Nhưng các nghiên cứu hiện đại không tìm ra dấu hiệu nào chứng tỏ chúng là những sinh vật lề mề kéo lê cái đuôi phía sau.

Sai lầm 8- Tất cả các loài bò sát lớn trên đất liền từ thời tiền sử đều là khủng long

Các loài bò sát trên đất liền đã đạt độ dài 5 mét trước khi những con khủng long đầu tiên xuất hiện (khoảng 230 triệu năm trước). Một số - như loài Dimetrodon có lưng buồm, sống đông đúc ở Bắc Mỹ trong kỷ Permi (290 đến 240 triệu năm trước) - có họ hàng với khủng long, nhưng không phải là khủng long thực thụ.

Sai lầm 9- Các loài bò sát biển - như ngư long - cũng là khủng long

Một vài loại bò sát biển khổng lồ sống cùng thời với khủng long, nhưng tất cả các loài khủng long thực thụ đều là những động vật đất liền.

Các loài cá sấu biển, giống như những loài cá sấu khác, chỉ được xem là họ hàng với khủng long, và các loài bò sát biển cỡ lớn đã tuyệt chủng khác (như plesiosaurs, pliosaurs, mosasaurs và ichthyosaurs) cũng vậy.

Sai lầm 10- Những con bò sát biết bay là khủng long

Các loài bò sát biết bay được gọi là thằn lằn bay xuất hiện lần đầu tiên ngay sau khi có khủng long, và chết cùng thời với khủng long. Những con lớn nhất có kích cỡ bằng một chiếc máy bay nhỏ. Tuy nhiên, dù là họ hàng gần, chúng cũng không phải là khủng long thực sự.

Sai lầm 11 - Hai chi trước của khủng long bạo chúa rất yếu và vô dụng


Bạn có thể đã nghe ai đó nói với bạn rằng hai chi trước rất nhỏ của khủng long bạo chúa là vô dụng, nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn sai. Loài khủng long có hệ cơ bắp rất khỏe, nó có thể di chuyển khi mang theo khối lượng lớn hơn 430 pounds (khoảng 195 kg) trên mỗi chi trước này.

Sai lầm 12 - Khủng long săn mồi đáng sợ và lớn hơn con người

Hầu hết chúng ta đều chưa hề nghe đến cái tên khủng long săn mồi này trước khi bộ phim Công viên kỷ Jura ra đời. Bộ phim đã tạo cho chúng ta ấn tượng về loài khủng long này là loài động vật ăn thịt, có vảy, có kích thước lớn và cực kỳ thông minh.

Thực tế là loài khủng long này không lớn hơn nhiều so với một chú chó lớn, cơ thể của nó được bao phủ bởi một lớp lông. Loài khủng long này trông giống một chú gà lớn đang giận dữ hơn là một con vật với kích thước khổng lồ và làn da trơn bóng.

Sai lầm 13 - Khủng long sống trong vùng khí hậu nhiệt đới


Trong tất cả các khu vực trưng bày mẫu vật về loài khủng long, chúng ta đều thấy con vật này sống trong một khu rừng tươi tốt, ẩm ướt, khí hậu nhiệt đới. Thực tế không hoàn toàn như vậy, có nhiều loài khủng long sống trong điều kiện khí hậu lạnh giá. Do đó, bạn có thể nhìn thấy loài khủng long bạo chúa qua lớp tuyết.

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *