Trong khi các thành viên khác trong gia đình đều có cái cổ dài ra, chỉ riêngloài Okapi Trung Phi lại có cái cổ ngắn lại.
Cũng giống như con người, hươu cao cổ có 7 đốt sống cổ. Vậy tại sao cổ chúng lại cao đến vậy? Câu trả lời nằm ở đốt sống cổ thứ ba của chúng. Đốt sống C3 của hươu cao cổ dài gấp 9 lần so với chiều rộng của nó. Chiều dài này tương đương xương cánh tay nối vai với khủy tay con người.
Theo một nghiên cứu được công bố của Royal Society Open Science, sự kéo dài đốt sống cổ thứ 3 ở hươu cao cổ xảy ra trong 2 giai đoạn. Đốt sống này của chúng đã kéo dài về phía trước khoảng 7 triệu năm trước và sau đó là theo chiều ngược lại sau 6 triệu năm.
Nguyên nhân của quá trình này thì vẫn chỉ nằm trong sự bàn cãi. Một số nhà khoa học cho rằng đó là quá trình tiến hóa để với được những khóm lá cây ở cao hơn. Một số khác lại nói rằng đó là kết quả của quá trình chiến đấu hoặc chọn lọc giới tính.
Gần đây, một hướng nghiên cứu mới được mở ra tại Trường Osteopathic Medicine, Viện Công nghệ New York, dẫn đầu bởi Melinda Danowitz. Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích và so sánh 71 đốt sống của 11 loài trong gia đình họ hàng của hươu cao cổ. 9 trong số đã đã tuyệt chủng và chỉ còn 2 loài sống sót. Công việc được thực hiện dựa trên khai thác dữ liệu và mẫu vật trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới.
“Chúng tôi đã phát hiện ra một sự thật rất bất ngờ”, Nikos Solounias, một đồng tác giả nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ New York cho biết. “Đầu tiên, chỉ có phần phía trước của đốt sống C3 được kéo dài. Điều này xuất hiện trên một số loài. Tiếp theo đó mới là giai đoạn 2, khi đốt sống được kéo dài về phía đuôi. Hươu cao cổ hiện đại là loài duy nhất xuất hiện giai đoạn 2 của quá trình. Đó là lý do nó có một cái cổ dài đáng kể”.
Đốt sống C3 của Samotherium và hươu cao cổ hiện đại 7 triệu năm trước.
Giai đoạn kéo dài đốt sống cổ về phía trước diễn ra cách đây khoảng 7 triệu năm. Bằng chứng về nó được ghi nhận trên một số loài như Samotherium, họ hàng của hươu cao cổ ngày nay. Giai đoạn hai chỉ diễn ra cách đây khoảng 1 triệu năm. Và cho đến đó chỉ còn hươu cao cổ trải qua quá trình này.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một điều thú vị rằng họ hươu cao cổ không phải là loài đầu tiên kéo dài cổ của mình. Danowitz nói “Một loài tổ tiên mang tên Prodremotherium thậm chí đã kéo dài cổ từ khoảng 16 triệu năm trước”. Điều này chỉ ra rằng chiều dài cổ không còn là một thuộc tính xác đáng để xác định họ gia đình hươu.
Một phân nhánh gia đình hươu cao cổ.
Một điều thú vị nữa, trong khi các thành viên khác trong gia đình đều có cái cổ dài ra, chỉ riêng loài Okapi Trung Phi lại có cái cổ ngắn lại. Có lẽ nó là thành viên bướng bỉnh nhất trong gia đình nhà hươu cao cổ.
No comments:
Post a Comment