Việc bổ sung vào trang bị một máy bay tương đồng với Su-30MK2 là Su-30SM là cách lấp đầy khoảng trống chiến thuật hợp lý nhất.
Su-30SM Việt Nam sẽ được trang bị radar nào?
Hiện nay không có thông tin công khai trên các máy bay Su-30SM trong biên chế không quân và không quân hải quân Nga được trang bị những khí tài cụ thể nào. Tuy nhiên, trên nền tảng máy bay Su-30 cho chúng ta rất nhiều tuỳ chọn phù hợp nhu cầu.
Trái tim trang bị trên khoang của máy bay tiêm kích là radar hàng không. Trên phiên bản xuất khẩu đầu tiên là Su-30MKI trang bị radar quét mảng pha thụ động đa kênh đa chế độ N-011M.
Radar NIIP N-011M BARs trên Su-30MKI.
Đây được xem là radar hàng không là tiên tiến của Nga vào cuối thế kỷ 20 với khả năng phát hiện các mục tiêu bay có tiết diện phản xạ hiệu dụng (RCS) 5m2 ở khoảng cách hơn 200km, là một con số gây ngạc nhiên thời bấy giờ.
Nó có chế độ khẩu độ tổng hợp để quét tầm soát mục tiêu mặt đất cho các nhiệm vụ tấn công ngoài chức năng chính của một radar không chiến.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì radar này tỏ ra kém thế so với người em của nó là N-035 với công suất hơn gấp đôi, nhiều kênh, nhiều chế độ hơn và khả năng phát hiện mục tiêu RCS 3m2 đến 400km.
Radar NIIP N-035Irbis-E trên Su-35S.
Vì là các phiên bản của nhau nên không gì cản trở việc tích hợp N-035 lên Su-30SM để tăng hiệu năng không chiến tầm xa. Thậm chí hoàn toàn có thể tích hợp radar hiện đại hơn nữa là Zhuk-AE với phiên bản có đường kính phù hợp.
Được biết, không quân Ấn Độ đang có kế hoạch thay thế radar N-011M bằng một phiên bản radar quét mảng pha chủ động đa kênh Zhuk-AE trên các máy bay Su-30MKI.
Radar Zhuk-AE trưng bày tại MAKS-2013.
Các khí tài làm nên sức mạnh của Su-30SM
Khí tài quan trọng tiếp theo là trạm quan trắc hồng ngoại. Thông thường các máy bay Sukhoi Su-30 dùng chung một thiết bị quan trắc hồng ngoại OLS-30.
Thiết bị quan trắc hồng ngoại OLS-30.
Thiết bị này cho phép phát hiện máy bay địch ở khoảng cách đến 50km với góc mở 90 độ. Đây là thiết bị phát hiện mục tiêu thụ động tương tự trên Su-30MK2.
Pod gây nhiễu Omul.
Ngoài các tuỳ chọn pod gây nhiễu Sorbtsiya-K (SAP-518) và Gardeniya-1FUE, Omul của Nga, Su-30SM còn có thể mang các khí tài gây nhiễu EL/M-8222 của Israel hoặc Talisman của Defense Initiatives, Belarus.
Pod gây nhiễu Sorbtsiya-K.
Pod gây nhiễu trả lời tích cực Gardeniya-FUE.
Bên cạnh đó, Su-30SM còn có hàng loạt tuỳ chọn trang bị kỹ thuật từ Nga hay các nước phương Tây như Pháp, Israel như pod chỉ thị mục tiêu mặt đất gắn ngoài Damocles của Thales, Litening của Rafael/Northrop.
Pod gây nhiễu EL/M-8222 của Israel.
Pod gây nhiễu Talisman của Belarus.
Nền tảng Su-30MKI hay phiên bản nội địa Nga là Su-30SM là nền tảng kiến trúc mở. Do đó, việc tích hợp khí tài theo tuỳ chon khách hàng là việc không quá khó.
Pod chỉ thị mục tiêu bằng tia laser Damocles của Thales.
Pod chỉ thị mục tiêu bằng laser Litening của Rafael sản xuất dưới sự chuyển giao công nghệ của Northrop Gruman.
Tóm lại, hiện nay không quân Việt Nam vẫn còn bỏ trống nhiệm vụ chiếm lĩnh bầu trời khi các máy bay Su-30MK2 thiên về đánh biển cùng khả năng không chiến ngày càng tụt hậu.
Việc bổ sung vào trang bị một máy bay tương đồng là Su-30SM là cách lấp đầy khoảng trống chiến thuật hợp lý nhất. Nó cũng giảm tải cho các máy bay Su-30MK2 đang phải gánh cả ba nhiệm vụ không chiến, ném bom và chống tàu.
No comments:
Post a Comment