Trên cạn sư tử và hổ có thể giao phối để tạo ra sư tử hổ, còn ở dưới nước cá voi và cá heo cũng chung sức tạo ra những đứa con lai.
Những màn kết hợp không tưởng của động vật
1. Ngựa vằn lai
Ảnh: GNU.
Ngựa vằn lai là sản phẩm lai giữa ngựa vằn và một loài khác, như ngựa thường hoặc lừa. Zebroid - tên của những vật như thế - là ví dụ tiêu biểu về khả năng lai giống giữa hai loài có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau. Chẳng hạn, họ ngựa vằn sở hữu từ 32 tới 44 nhiễm sắc thể (tùy theo loài), còn ngựa thường có 64 nhiễm sắc thể. Ngoài zebroid, người ta còn gọi chúng là zorse (ngựa vằn lai ngựa) hay zonkey (ngựa vằn lai lừa).
2. Mèo lai
Ảnh: Jason Douglas.
Mèo savannah là hậu duệ của mèo nuôi và mèo hoang Serval ở châu Phi. Các nhà sử học tin rằng con mèo savannah đầu tiên được sinh ra trong những năm giữa thập niên 80 tại bang Pennsylvania. Hiệp hội Mèo quốc tế công nhận mèo savannah vào năm 1996.
3. Sư tử hổ
Ảnh: flickr.com.
Sư tử hổ là thành quả của sự giao phối giữa sư tử đực với hổ cái. Chúng có kích thước to hơn bố mẹ và là những động vật lớn nhất trong họ mèo. Sư tử hổ có thể đạt chiều dài tới 3 m và trọng lượng tới 315 kg.
Khác với sư tử hổ, hổ sư tử là kết quả giao phối giữa hổ đực và sư tử cái. Ngoài ra trong tự nhiên còn có báo sư tử (con của báo đực và sư tử cái), jagulep (con của báo đốm Mỹ và báo thường), lijagulep (kết quả giao phối giữa sư tử với jagulep).
4. Cá voi sát thủ lai cá heo xám
Ảnh: flickr.com.
Wholphin là sản phẩm lai giữa cá voi sát thủ và cá heo xám. Các nhà khoa học khẳng định chúng tồn tại trong môi trường tự nhiên. Hiện có hai con đang sống trong môi trường nuôi nhốt tại Công viên Sea Life ở Hawaii, Mỹ.
Kích thước, màu sắc, hình dạng của wholphin là sự kết hợp hài hòa những đặc điểm của loài bố và loài mẹ. Ví dụ, cá heo xám có 88 răng, còn cá voi sát thủ có 44 chiếc và con của chúng có 66 răng.
5. Gấu xám lai gấu bắc cực
Ảnh: inhabitot.com.
Đây là hậu duệ của gấu xám và gấu Bắc Cực Các chuyên gia cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ khiến tần suất giao phối giữa gấu xám với gấu trắng tăng lên do gấu trắng phải rời bỏ môi trường sống quen thuộc của chúng.
6. Bò nuôi lai bò rừng Mỹ
Ảnh: readthesmith.com.
"Beefalo" là thuật ngữ được dùng để gọi tên của sản phẩm lai giữa bò nuôi và bò rừng Mỹ. Hoạt động giao phối khác loài cũng xảy ra ở bò nuôi với bò rừng châu Âu hoặc bò nuôi với bò rừng Tây Tạng. Giống như thịt bò rừng, thịt "beefalo" chứa ít mỡ và cholesterol hơn so với thịt bò nuôi. Vì thế các chủ trang trại lai tạo "beefalo" để phục vụ công việc nuôi lấy thịt.
7. Lạc đà có bướu và Lạc đà không bướu
Lạc đà có bướu (Camel) và lạc đà không bướu (Llama, hay đà mã) không thể “yêu” nhau theo cách tự nhiên, dù sống chung trong một chuồng (điều có thể xảy ra đối vời hổ và sư tử) vì kích thước của chúng khá khác biệt. Chỉ bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm mới có thể tạo được những con lai có tênCama.
Cama có tai ngắn đuôi dài như lạc đà nhưng bụng thon như đà mã. Điều đáng chú ý nhất là chúng không có bướu như lạc đà.
8. Cừu lai Dê
Năm 2000, các bác sĩ thú y tại Botswana đã phát hiện ra con lai của một con dê cái và một con cừu đực, và gọi nó là Toast. Nó có lớp lông ngoài thô và to, lớp lông trong thì mịn, chân dài như chân của dê và có thân hình nặng nề của cừu. Con vật này có sức sống khá tốt trong thiên nhiên.
Một câu chuyện khác xảy ra ở đức, tại nông trang của ông Klaus Exsternbrink. Một chú dê đực đã vô tình nhảy qua rào và có ""cuộc tình một đêm"" với một cô cừu. Kết quả là, chú cừu lai dê có tên Lisa đã ra đời. Con vật này có hình dáng và tầm vóc giống với một con cừu bình thường nhưng lại có màu lông và chân sau giống dê.
Hiện Lisa đã được gửi tới một trường thú y tại Hanover, tại đây cá chuyên gia đang tiến hành kiểm tra gen nhằm quyết định trạng thái lai tạp của nó.
9. Vịt lai Ngan
Khi lai giữa ngan trống với vịt mái hoặc ngược lại sẽ tạo ra loài Mula, ở việt nam vẫn thường gọi là giống vịt lai ngan. Là sản phẩm lai của hai loài khác nhau, mula không có khả năng sinh sản nhưng vượt trội hơn bố mẹ chúng ở khả năng tăng trưởng, cho năng suất cao.
Tỉ lệ ghép phối tự nhiên 1 ngan trống với 2 - 4 vịt mái đạt từ 40 đến 50%. Trứng ấp 29 ngày sẽ nở. Nếu ghép phối ngược lại,1 vịt đực với 3 - 4 ngan mái, tỉ lệ đạt 81 đến 91%, trứng ấp 31ngày sẽ nở. Do đó thường thụ tinh nhân tạo giữa ngan trống với vịt mái để được nhiều con và nuôi béo con lai để lấy thịt.
No comments:
Post a Comment