Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
Khám phá những năm cuối cùng của voi Ma mút
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng nỗ lực sinh tồn cuối cùng của voi mamút lông đen tại Siberia trước khi tuyệt chủng không phải là của những con voi bản địa, mà là những con vật khổng lồ có nguồn gốc châu Mỹ.
Voi mamút lông đen từng ngự trị Trái Đất trong hơn nửa triệu năm, khắp từ châu Âu, châu Á đến Bắc Mỹ. Loài vật khổng lồ thuộc kỷ Băng Hà này biến mất khỏi Siberia 9.000 năm trước, mặc dù voi mamút sống sót trên hòn đảo Wrangel thuộc Bắc Băng Dương cho đến khoảng 3.700 năm trước.
Những bộ xương khác được tìm thấy bao gồm một chiếc ngà voi dài 5 mét, các nhà nghiên cứu cho biết đó là chiếc ngà voi lớn nhất từng được phát hiện trên thế giới. (Ảnh: Evangelia Tsoukala/ Đại học Thessalonki)
Hendrik Poinar, nhà nghiên cứu di truyền học tiến hóa tại đại học MacMaster, Hamilton, Canada cho biết: “Các nhà khoa học luôn cho rằng vì voi mamút ngự trị trên lãnh thổ rộng lớn – từ Tây Âu đến Trung Bắc Mỹ - vì vậy voi mamút Bắc Mỹ không có vài trò đáng kể gì trong sự tiến hóa của loài vật này”.
Thực tế lịch sử
Để khám phá lịch sử thực sự của voi mamút, Poinar và các đồng nghiệp đã sử dụng 3 năm vừa qua để thu thập AND cổ đại từ 160 mẫu voi mamút thuộc nhiều chủng loại từ Châu Âu, Châu Á đến Bắc Mỹ, từ đó họ xây đựng cây phả hệ của loài voi.
Nhiều nhà khoa học cho rằng tất cả voi mamút lông đen là một đai gia đình có quan hệ họ hàng qua dải đất Bering dài 1.000 dặm từng nối liền Alaska với miền Đông Siberia.
Thay vào đó dải đất Bering có thể là một rào chắn hơn là hành lang mở giữa phía Đông và phía Tây, vì sự pha trộn giữa voi mamút của thế giới cổ đại và thế giới cận đại có vẻ rất hiếm, nghiên cứu mới cho biết. Các nhà nghiên cứu giải thích dải đất có thể giống như một lãnh nguyên và không thích hợp cho sự sống của những sinh vật lớn. Những nhóm voi mamút lông đen bị chia cắt và phát triển riêng rẽ về mặt di truyền học để hình thành bầy đàn khác biệt.
Voi mamút Siberia đột ngột suy yếu một cách bí ẩn khoảng 40.000 năm trước, và những đàn voi Châu Mỹ di cư nhanh chóng thay thế chúng.
Bức vẽ một con voi mamút lông đen. (Ảnh: phòng thí nghiệm Stephan Schuster, Penn State)
Poinar cho biết: “Điều gì đó đã xảy ra với những con voi mamút Siberia. Chúng đột ngột biến mất dần khỏi mặt đất và bị voi mamút Bắc Mỹ hất cẳng”.
Những phát hiện này vượt quá sự hiểu biết của các nhà khoa học trong quá khứ vì một sự thay thế di truyền như vậy “rất khó, hoặc có thể nói không thể lý giải được bằng cách xem xét răng, ngà hay xương”, Poinar giải thích.
Sự thay thế loài kể trên không phải là hiếm ở quy mô nhỏ, “điều tương tự cũng có thể xảy trên quy mô lục địa”, nhà nghiên cứu Ross MacPhee, người phụ trách mảng động vật có vú tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ tại New York, cho biết.
Bí ẩn chưa có lời giải đáp
Xét đến nguyên nhân dẫn tới sự suy tàn trên quy mô lục địa, MacPhee cho biết: “vẫn còn rất nhiều điều chưa được lý giải”. Ông không cho rằng sự cạnh tranh giữa những chủng voi mamút khác nhau là thủ phạm. Việc săn bắt quá mức của con người cũng không hợp lý. Ông nói: “Con người có mặt ở cả châu Á lẫn Bắc Mỹ vào thời điểm đó, nhưng số lượng voi mamút tại Bắc Mỹ không sụt giảm. Tất nhiên bệnh dịch ngay lập tức được nhắc đến, nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt được tiến triển gì về vấn đề này”.
Tàn dư đóng băng của voi mamút, chứa mô và lông được bảo quản. (Ảnh; phòng thí nghiệm Khatanga/ Tom Gilbert)
Nhà nghiên cứu di truyền học tiến hóa Régis Debruyne tại đại học McMaster nhấn mạnh rằng: “trong hơn một thể kỷ, bất cứ thảo luận gì về voi mamút lông đen đều tập trung vào voi mamút Âu Á. Những mẫu vật từ Bắc Mỹ thường nhận được rất ít sự chú ý, và sự đóng góp của voi mamút Bắc Mỹ vào lịch sử tiến hóa của loài được cho là không đáng kể. Nghiên cứu này rõ ràng đã chứng minh điều ngược lại”.
MacPhee cho biết: “Có vẻ như voi mamút có một kết cục hết sức phức tạp. Những hiện tượng sụp đổ lớn là một phần lịch sử của chúng – biến cố tại Siberia có thể là dấu hiệu cho sự tuyệt chủng của loài vật khổng lồ này”.
Phân tích ADN tiết lộ rằng voi mamút Siberia mà những con voi Bắc Mỹ thay thế có thể không phải là voi mamút lông đen Mammuthus primigenius mà một loài voi khác cổ xưa hơn. Mặt khác, voi mamút chính gốc Siberia có thể là loài voi lông đen thừa hưởng ADN từ những loài tổ tiên lai cổ đại. Phân tích gen chi tiết hơn sẽ cho biết khả năng nào là đúng, “đồng thời có thể giúp nhận biết một số gen đã tạo nên lợi thế tiến hóa cho phép một chủng voi mamút sống sót, trong khi chủng khác chết dần”.
Dick Mol, nhà cổ sinh vật học tại Hà Lan, và Bernard Buigues, người phụ trách bảo tàng voi mamút tại Siberia, xem xét hài cốt của một con voi mamút lông đen. (Ảnh; A. Tikhonov)
Debruyne, Poinar, MacPhee và các đồng nghiệp trình bày chi tiết phát hiện của mình trên tạp chí trực tuyến Curent Biology ngày 4 tháng 9.
Nghiên cứu được Hội đồng Khoa học tự nhiên Canada, Tổ chức khoa học quốc tế giới hạn (văn minh) con người, Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Canada, chương trình nghiên cứu của các giáo sư đại học Canada, và kênh khoa học Discovery tài trợ.
No comments:
Post a Comment