Ở Peru (Nam Mỹ), có một nghĩa địa, mà nhắc đến, người dân nơi đây dựng tóc gáy, bởi nghĩa địa ấy có những bộ hài cốt kỳ quặc, luôn mở rộng hàm như thể "cười ngoác miệng".
Những bộ hài cốt đã 1.000 năm tuổi ở nghĩa trang Chauchilla, cách thành phố Nazca chỉ khoảng 30km, nằm ở ven sa mạc. Theo các nhà khoa học, đây là một nghĩa trang của thổ dân, ra đời từ thế kỷ 9, cách nay hơn 1.000 năm. Chủ nhân của những ngôi mộ trong nghĩa trang thuộc về nền văn minh Nazca.
Nền văn minh Nazca phát triển rực rỡ từ khoảng năm 100 – 800. Tuy nhiên, nền văn minh này đã lụi tàn và biến mất một cách bí ẩn. Có thể sự sa mạc hóa đã khiến nền văn minh biến mất một cách lặng lẽ. Nghĩa trang của người Nazca cũng đã bị vùi lấp bởi sa mạc và chỉ mới được phát hiện vào đầu thế kỷ 20.
Suốt thời gian dài khu vực này chìm đắm trong những lời đồn khủng khiếp, ma quái. Người ta gọi đây là sa mạc chết, hay thung lũng chết, để chỉ sự chết chóc của vùng đất. Nơi đây thường xuyên diễn ra những vụ giết chóc, cướp giật, khiến không ai dám đi qua.
Các cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị. Các bộ xương khô được phát hiện trong tư thế ngồi dựa lưng trong các hầm mộ. Các nhà khoa học lý giải rằng, có thể thổ dân nơi đây từng mai táng người chết theo tư thế ngồi. Điều kỳ dị là người sống đã can thiệp để bộ xương "cười ngoác miệng".
Điều khó lý giải, là tóc của những bộ xương khô này vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí còn mềm sau 1.000 năm nằm trong hầm mộ. Nhiều khả năng, những bộ xương trong các hầm mộ lớn nằm sâu dưới sa mạc là của các tộc trưởng, hoặc những người có uy tín trong bộ tộc.
Các nhà khoa học cũng phát hiện dấu vết của cải trong các hầm mộ. Tuy nhiên, hầu hết các hầm mộ đã bị trộm xâm nhập lấy đi của cải. Thứ còn lại trong các hầm mộ chỉ là những bộ xương khô "cười ngoác miệng".
Các nhà khoa học không tìm thấy kỹ thuật ướp xác nào. Tuy nhiên, người xưa đã biết lợi dụng khí hậu khô, nóng của sa mạc để an táng người chết. Môi trường sa mạc đã bảo quản hài cốt cực tốt. Dù sao, nghĩa địa Chauchilla với những bộ xương cười kỳ lạ cũng là nơi còn nhiều bí ẩn, cần sự khám phá của các nhà khoa học
No comments:
Post a Comment