Các lập luận bên dưới và phổ điểm năm nay sẽ là sự trả lời tương đối rõ ràng cho câu hỏi: môn học nào "đáng sợ" nhất trong 3 môn tự nhiên Toán - Lý - Hóa.
Nếu như những môn xã hội chủ yếu giúp bạn mở rộng kiến thức đòi hỏi ghi nhớ hoặc tưởng tượng nhiều, thì mỗi bài tập môn tự nhiên giống như một vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi phải tư duy ki nhiều hơn.
Dĩ nhiên bất cứ môn học nào cũng có cái khó riêng, nhưng thực tế đa số học sinh cảm thấy “sợ” môn học nào nhất trong 3 môn Toán - Lý - Hóa? Hãy cùng tìm lời giải đáp.
1. Môn Toán
Toán là môn học giúp cho học sinh rèn luyện các phẩm chất trí tuệ, bao gồm tư duy logic, khả năng ngôn ngữ, năng lực suy đoán tưởng tượng, khả năng khái quát hóa, tương tự hóa…
Môn Toán rất quan trọng. Nó là cơ sở cho các môn tự nhiên khác.
Và hơn hết, Toán vô cùng gần gũi với cuộc sống. Hằng ngày bạn ra chợ mua đồ, bạn cũng phải dùng đến phép cộng, phép trừ. Bạn xây nhà, xây công trình cũng phải tính toán, đo lường… Mọi việc nhỏ bé đến lớn lao đều ít nhiều liên quan đến Toán học.
Và cũng bởi sự quan trọng của môn Toán nhiều đến vậy mà nó được đưa vào chương trình học từ năm lớp Một.
Môn Toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh. Để học tốt được môn Toán cần phải bắt đầu từ căn bản tới nâng cao.
Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản.
Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Đó cũng chính là điểm thú vị, là sức hấp dẫn, là lý do khiến nhiều người say mê môn Toán và cho rằng nó thực sự không phải là khó.
Điều khó khăn nhất để học tốt môn Toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả.
Phổ điểm môn Toán kỳ thi THPT QG năm 2015
2. Môn Vật lý
Vật lý là môn học bổ ích nhưng nó lại vô cùng trừu tượng. Vật lý giúp chúng ta khám phá những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, giải thích được nhiều điều bí ẩn. Vật lý ở xung quanh chúng ta và ứng dụng nhiều trong đời sống.
Tuy là quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều đó.
Đặc biệt là học sinh, khi tiếp cận với môn Vật lý thường hay gặp phải trục trặc vì kiến thức trừu tượng, khô khan và rất khó học bởi những công thức khó nhớ cùng những thí nghiệm khó thực hành.
Tuy là môn tự nhiên nhưng Vật lý tương đối nhiều lý thuyết, trong công thức lại đòi hỏi phải nắm rõ từng đơn vị đại lượng thì mới có thể giải bài tập thành thạo.
Hơn nữa, Vật lý đòi hỏi tư duy nhạy bén để tìm ra cách giải nhanh nhất dựa vào các hiện tượng vật lí thực tế. Nếu không nắm chắc và hiểu các hiện tượng, thì khó có thể phân tích bài toán đúng hướng ngay từ đầu.
Ngoài ra, để có cách giải nhanh cho một bài lý, yêu cầu cần phải có một vốn công thức lớn.
Nếu để giải nhanh những môn khác thì có những cách làm khá phổ biến nhưng với Vật lý thì cần đọc rất nhiều tư liệu sách vở mới có được những công thức nhanh. Và những công thức nhanh ấy khá phức tạp khó nhớ.
Đó cũng chính là những lý do mà Vật lý không được nhiều học sinh “chuộng”. Và thường bị gắn mác là khó và rất khô khan.
Phổ điểm môn Vật lý kỳ thi THPT QG năm 2015
3. Môn Hóa học
Hóa học là một môn khoa học tưởng chừng xa lạ nhưng trên thực tế, hóa học rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta.
Ví dụ như trong lúc nấu ăn, các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, hay bột giặt, phân bón, dược phẩm... là những ứng dụng của hóa học trong cuộc sống.
Nhiều ý kiến cho rằng môn Hóa thú vị bởi những thí nghiệm vô cùng hấp dẫn và cụ thể, không trừu tượng như Vật lý.
Hóa học thực sự không phức tạp như tưởng tượng, mà tất cả chúng đều có quy tắc để nhớ. Chỉ cần học bài bản từ thấp đến cao là đã có thể hiểu được. Và Hóa cũng là môn học được đưa vào chương trình muộn nhất trong 3 môn Toán - Vật lý – Hóa học.
Phổ điểm môn Hóa kỳ thi THPT QG năm 2015
Kết luận
Từ những điều trên, có thể thấy được rằng Toán là môn học được học sinh chuộng nhiều, Hóa học cũng là môn “dễ nuốt” với khá nhiều học sinh bởi dễ dàng liên hệ trong thực tiễn. Còn môn học “khó nhằn”, khô khan nhất có thể được coi là môn Vật lý.
Dưới đây là một ví dụ điển hình về sự “đáng sợ” của môn Vật lý:
Diễn giải: Trong kỳ thi THPT QG năm 2015:
Môn toán có khoảng 960.000 thí sinh đăng ký thi, trong đó có 86 điểm 10 chiếm khoảng 0,0089%.
Môn vật lý trên 470.000 thí sinh tham dự, trong đó có duy nhất 1 điểm 10 chiếm khoảng 0,0002%.
Môn hóa gần 460.000 thí sinh tham gia, trong đó có 130 điểm 10 chiếm khoảng 0,0282%.
Và nhìn vào bảng số liệu, dễ dàng thấy được số người đạt điểm cao môn Hóa chênh lệch rất lớn so với môn Vật lý.
Vật lý là môn học có ít người điểm cao nhất trong 3 môn Toán - Lý - Hóa. Đó cũng là 1 minh chứng cho kết luận: Vật lý là môn học “khó nhằn” nhất so với Toán, Hóa.
No comments:
Post a Comment