Việt Nam đang đàm phán với các nhà cung cấp châu Âu và Mỹ để mua tiêm kích, máy bay tuần biển và máy bay không người lái, ca.reuters.com đưa tin ngày 5/6/2015.
“Quốc gia dạn dày chinh chiến” này hiện đã có 3 tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất và sắp nhận thêm 3 tàu ngầm này theo hợp đồng ký năm 2009 có tổng trị giá 2,6 tỷ USD.
Không Việt Nam là một trong những lực lượng không hùng mạnh nhất châu Á và họ cũng đã bày tỏ mong muốn mua tiêm kích phương Tây.
Các nguồn thạo tin cho hay, Việt Nam đang đàm phán với công ty Saab (Thụy Điển), các hãng khổng lồ châu Âu Eurofighter và Airbus Group, các tập đoàn Mỹ Lockheed Martin và Boeing.
Các nguồn tin cũng tiết lộ rằng, quan chức các công ty này đang thăm Việt Nam, việc đàm phán đang tiếp tục, nhưng không đưa ra dự báo với cớ “tính nhạy cảm của vấn đề”.
Quan chức của một nhà sản xuất máy bay phương Tây nói rằng, Hà Nội rất muốn hiện đại hóa không quân của mình bằng cách thay thế hơn 100 tiêm kích MiG-21 để giảm sự phụ thuộc vào Moskva trong vấn đề trang bị cho quân đội 480.000 người của mình. Việt Nam đã đặt mua gần một tá tiêm kích Su-30 do Nga sản xuất để bổ sung cho đội máy bay Sukhoi hiện có (Su-27 và Su-30). “Chúng tôi cảm thấy rằng, người Việt Nam muốn giảm sự phục thuộc vào Nga và quan hệ thân thiện gia tăng của họ với Mỹ và châu Âu sẽ cho phép họ đa dạng hóa các nguồn cung vũ khí”, nguồn tin này nói.
Trong chuyến thăm Hà Nội hôm 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cam kết viện trợ 18 triệu USD để giúp Hà Nội mua tàu tuần tra của Mỹ. Tháng 10/2014, Mỹ đã nới lỏng lệnh ấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam đang nỗ lực giành thiện cảm và viện trợ quân sự Mỹ để đối phó với Trung Quốc trong các yêu sách ở Biển Đông.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ nói rằng, Việt Nam coi Washington là đối tác tin cậy hơn và hùng mạnh hơn trong bối cánh đối đầu với Trung Quốc. “Việt Nam muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, nhưng Hà Nội cũng không muốn Bắc Kinh quan ngại. Người Việt Nam đang tìm kiếm phương hướng phát triển cân bằng, từng bước với phương Tây khi cân nhắc từng bước đi của mình”, quan chức Mỹ giấu tên này nói.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam là bí mật nhà nước, nhưng Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm SIPRI cho rằng, chi tiêu quốc phòng của Hà Nội trong năm 2013 là 3,4 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với vài năm trước). Các chuyên gia cho rằng, chi tiêu quân sự thực tế của Việt Nam có thể lớn hơn nhiều nếu tính cả chi phí mua sắm vũ khí gần đây.
Việt Nam có thể mua các tiêm kích Gripen E, các máy bay tuần biển Saab 340 và các máy bay chỉ huy/báo động sớm Saab 2000 của Thụy Điển. Hà Nội cũng đã đàm phán về vấn đề mua sắm tiêm kích Eurofighter Typhoon của châu Âu và các máy bay tiêm kích hạng nhẹ F/A-50 do Korea Aerospace Industries (Hàn Quốc) và Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác phát triển.
Lockheed Martin cũng đã đàm phán về khả năng bán cho Việt Nam các máy bay tuần biển Sea Hercules chế tạo dựa trên máy bay vận tải C-130. Việt Nam cũng tỏ ý quan tâm đến việc mua sắm các máy bay không người lái của châu Âu và châu Á.
Việt Nam cũng đã bắt đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga khi trong những năm gần đây đã mua các thủy phi cơ Twin Otter (Canada), các máy bay tuần biển C-212 của Аirbus Defence CASA và các máy bay bảo vệ bờ biển C-295 của Airbus.
Mặc dù có quan hệ nồng ấm với Mỹ, ký ức đáng buồn về cuộc chiến tranh đã qua có thể buộc Hà Nội phải thận trọng trong việc mua vũ khí Mỹ và giành ưu tiên cho Thụy Điển chẳng hạn. “Không có yếu tố ý thức hệ nào có thể gây khó khăn cho quan hệ của Việt Nam với Thụy Điển”, Giám đốc Ban của SIPRI chuyên về tình hình chiến lược ở châu Á Tim Huxley nói. “Gripen Е sẽ là phương án hiệu quả về kinh tế cho Việt Nam, công ty Saab có thể chào hàng gói vũ khí trang bị không quân gồm cả các máy bay tuần biển và máy bay chỉ huy/báo động sớm”, ông Tim Huxley khẳng định.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ nói rằng, Việt Nam coi Washington là đối tác tin cậy hơn và hùng mạnh hơn trong bối cánh đối đầu với Trung Quốc. “Việt Nam muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, nhưng Hà Nội cũng không muốn Bắc Kinh quan ngại. Người Việt Nam đang tìm kiếm phương hướng phát triển cân bằng, từng bước với phương Tây khi cân nhắc từng bước đi của mình”, quan chức Mỹ giấu tên này nói.
No comments:
Post a Comment