Responsive Advertisement

Tìm Kiếm

Tuesday, July 28, 2015

Su-27 bắn nhầm một lúc 2 F-15

So sánh tính năng chiến đấu của 2 tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất.

Su-27 Flanker - tiêm kích số 1 của thế kỷ XX 

Ngày 20/5/1977, Anh hùng Liên Xô V.S. Ilyushin, phi công thử nghiệm của Viện thiết kế OKB Sukhoi, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trên máy bay thử nghiệm Т-10-1. Sau những bước cải tiến, hoàn thiện thiết kế, đã ra đời tiêm kích thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô Su-27. Xét về khả năng chiến đấu, tiêm kích này hiệu quả hơn loại tương đương của Mỹ là F-15. Chihs máy bay này một tháng trước đã ngăn chặn máy bay trinh sát Mỹ RC-135U đang bay tiếp cận biên giới Nga.

Những bài học của chiến tranh Việt Nam

Người Mỹ bắt tay vào chế tạo tiêm kích thế hệ 4 sớm hơn Liên Xô. Hiệu quả thấp của tiêm kích-bom F-4 Phantom II trong chiến tranh ở Việt Nam đã làm họ rất thất vọng. mặc dù trang bị vũ khí tên lửa mạnh, F-4 thua trắng các tiêm kích MiG-19 và MiG-21 cơ động hơn của Liên Xô. Do tên lửa có độ chính xác thấp (tỷ lệ trúng đích 10,4%) trong chiến tranh, các máy bay Con Ma đã được khẩn cấp trang bị thêm pháo.

F-15 Eagle - Kỳ phùng địch thủ của Su-27 Flanker. F-15E phóng tên lửa JASSM 

Họ đã quyết tâm thực hiện cú đột phá về tính cơ động và hỏa lực chính xác trên tiêm kích F-15 Eagle mà giành được quyền chế tạo nó chính là công ty McDonnell Douglas từng phát triển Con Ma. F-15 bắt đầu được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ từ năm 1976, tức là một năm trước khi mẫu chế thử đầu tiên của Su-27 cất cánh. 

Cần phải nói rằng, OKB Sukhoi ban đầu đã tránh né không nhận đơn đặt hàng với lý do sự lạc hậu của Liên Xô về mặt điện tử sẽ cực kỳ khó thỏa mãn các yêu cầu về trọng lượng-kích thước.

Trong cuộc thi thiết kế tiêm kích thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô, thiết kế của OKB Yakovlev đã bị trượt. Còn OKB Tupolev thì không được mời tham gia. OKB Mikoyan thì đưa ra phương án tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4, sau này chính là MiG-29. OKB Sukhoi, như các công trình sư nhớ lại, do bị “ép buộc” đã phải phát triển tiêm kích hạng nặng.

Su-27 Flanker - tiêm kích số 1 của thế kỷ XX 

Nỗ lực hướng đến sự hoàn thiện 

OKB Sukhoi bắt tay vào chế tạo mẫu chế thử đầu tiên vào năm 1972, tức là ở thế đuổi theo công ty McDonnell Douglas khi công ty này vào mùa hè năm 1972 đã bắt đầu bay thử mẫu chế thử đầu tiên của mình. Còn hai năm sau, General Dynamics đã cho cất cánh thêm một tiêm kích thế hệ 4 là F-16 Fighting Falcon. Nhưng đó là tiêm kích hạng nhẹ. Nó đã trở thành tiêm kích thế hệ 4 phổ dụng nhất thế giới khi Mỹ đã sản xuất 4.500 chiếc, nhưng nó vẫn thua kém Su-27 hạng nặng về tính cơ động.

Cần phải nói rằng, F-15 đã được phát triển nhanh hơn Su-27. Bắt đầu dự án vào năm 1969, công ty McDonnell Douglas đã bắt đầu chuyển giao tiêm kích này cho các đơn vị thường trực vào năm 1976. Còn OKB Sukhoi đã mất 10 năm cho chu trình đầy đủ này và Su-27 bắt đầu được biên chế cho Không quân Liên Xô vào năm 1982. 

F-15 Eagle của Không quân Israel 

Nhưng 3 năm “thừa” đã không phí hoài. Các công trình sư đã chế tạo 6 mẫu chế thử khác nhau, trong đó đã vững chắc tiến đến “giới hạn của các khả năng thiết kế và khai thác”. Và chỉ mẫu thứ 7 mới được đưa vào sản xuất loạt. 

Kết quả là đặc tính khí động của khung thân máy bay có được cao đến mức, nó đã được sử dụng với những sửa đổi tối thiểu trong các tiêm kích sau đó là Su-30, Su-33, Su-34. Các ý tưởng được hiện thực hóa trong Su-27 cũng đã được sử dụng ở Su-35, tiêm kích thế hệ 4++ với động cơ thay đổi vector lực kéo. 

Su-27 đã áp dụng hàng loạt các giải pháp thiết kế, giúp cải thiện mạnh mẽ các đặc tính khai thác của máy bay. Nhờ bố trí các động cơ cách nhau khá xa nên khả năng sống còn tăng lên: nếu 1 động cơ bị trúng tên lửa thì động cơ còn lại vẫn hoạt động. Thiết bị hạn chế các chế độ giới hạn trang bị máy tính không cho phép phi công thực hiện cơ động vượt góc tấn và quá tải cho phép. Trong trường hợp phi công mất định hướng, máy móc tự động sẽ đưa máy bay từ mọi tư thế sang bay bằng.

Hệ thống điều khiển hỏa lực, theo nguyên tắc đối với máy bay thế hệ 4, là loại đa kênh và tự động hóa. Radar trên khoang N001 có khả năng phát hiện mục tiêu trên không và mục tiêu mặt đất trong điều kiện có nhiễu tích cực. Radar có thể phát hiện mục tiêu tiêm kích ở bán cầu trước ở cự ly 80-100 km, ở bán cầu sau ở cự ly 30-40 km. Dải độ cao xác định mục tiêu bay là từ 50 - 27.000 m. Hệ thống radar đồng thời bám 10 mục tiêu và bảo đảm đánh chặn 2 mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó.

Hệ thống điều khiển vũ khí còn có hệ thống ngắm quang-điện tử và trạm định vị quang học, cũng như hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ bay. Hệ thống chỉ thị mục tiêu này đến năm 2000 vẫn ưu việt hơn nhiều hệ thống của Mỹ. Mũ bay của phi công F-15 được tích hợp con quay nặng 400 g nên khi bay trong điều kiện quá tải thì đây là thử thách nặng nề đối với phi công. Do đó, người Mỹ thường không muốn dùng các mũ bay tiêu chuẩn biên chế mà chỉ dùng bộ hiển thị chính diện. Chỉ trong thế kỷ XXI, các nhà thiết kế Mỹ mới cải tiến hoàn thiện mũ bay đến tình trạng chấp nhận được. 

So sánh tính năng chiến-kỹ thuật của Su-27 và F-15


Tính năng Su-27F-15 
Chiều dài, m21,9 19,4 
Chiều cao, m5,95,6
Sải cánh14,713,05
Diện tích cánh, m26256,5
Góc hình tên, độ4245
Trọng lượng rỗng, kg        16.87012.700
Trọng lượng cất cánh tối đa, kg33.00030.800
Lực đẩy không tăng lực của các động cơ, kgf 2 x 7.6002 x 6.655
Tốc độ tối đa ở gần mặt đất, km/h1.400 1.450
Tốc độ tối đa ở trên cao, km/h 2.500 2.450
Tốc độ khi bị sụt, km/h 200 230
Khả năng lên nhanh, m/s 300 254
Bán kính vòng lượn tối thiểu, m 450 không rõ
Tầm bay thực tế không có thùng dầu phụ, km 2.4001.500
Vũ khí pháo1 khẩu pháo 30 mm1 khẩu pháo 20 mm 6 nòng
Điểm treo tên lửa108
Tải trọng chiến đấu, kg8.0005.500

Cuộc gặp gỡ ở Langley

Tầm hoạt động của Su-27 lớn hơn nhiều F-15. Sự thua kém này các nhà thiết kế Mỹ đã định giải quyết bằng các thùng dầu phụ treo (không có ở Su-27), nhưng lúc đó máy bay sẽ chỉ mang được ít tên lửa hơn. 

Khi so sánh radar thì việc đánh giá hơn kém khó hơn. Hai hệ thống khá ngang bằng về tính năng: cả về tầm phát hiện lẫn số lượng mục tiêu có thể phát hiện và tấn công. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống quang-điện tử (ở F-15 không có), nên Su-27 mạnh hơn địch thủ trong cận chiến, khi không thể sử dụng radar. 

Su-27SK Flanker của Không quân Indonesia

Điều bất ngờ là mặc dù máy bay Nga có linh kiện điện tử kém hơn, nhưng máy tính trên khoang của Su-27 và F-15 lại ngang bằng về hiệu suất và bộ nhớ. Nhưng máy tính Nga hiệu quả hơn khi giải quyết các bài toán điều khiển máy bay và hỏa lực. Đó là vì các chuyên gia lập trình Nga luôn có trình độ đỉnh cao. 

Liên quan đến khả năng cơ động thì các biến thể đầu tiên của Su-27 có tải lên cánh lớn hơn. Nhưng sau đó, F-15 gia tăng trọng lượng nên các tham số này lại ngang bằng nhau. Còn các tham số cơ động (cả theo phương đứng và phương ngang) ở tốc độ dưới âm của Sukhoi cao hơn 25-30%. Khi tăng tốc độ thì ưu thế giảm đi, nhưng không phải giảm đến 0.

Có nhiều tham số đặc biệt để đánh giá tính cơ động của máy bay: tải trọng sẵn có và tải trọng cho phép (dọc và ngang), tốc độ góc vòng tăng cường, tốc độ góc vòng ổn lập, gia tốc dọc sẵn có, khả năng lên nhanh... Chúng được tính toán trên cơ sở các dữ liệu lý thuyết và thực nghiệm. Các bảng và giản đồ được xây dựng mà nhờ chúng, người ta so sánh khả năng của các máy bay khác nhau. Tuy nhiên, bức tranh khách quan có thể nhận được nhờ các trận không chiến. 

Nhưng các cuộc đối đầu chiến đấu giữa 2 tiêm kích thế hệ 4 xuất sắc nhất chưa từng xảy ra. Người ta chỉ biết rằng, trong cuộc chiến tranh Ethiopia-Eritrea, các máy bay Su-27 của Ethiopia đã bắn hạ 3 MiG-29 của Eritrea. 

So sánh Su-27, PAK FA T-50 và F-22A

Tuy nhiên, có một lần đã xảy ra trận đánh trình diễn. Tháng 8/1992, các phi công của Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo lại phi công của Không quân Nga ở Lipetsk đã bay Su-27UB sang căn cứ không quân Langley, bang Virgimia, theo lời mời của phía Mỹ. Thiếu tá Ye. Karabasov đã đề nghị tổ chức trận đánh tập giữa Su-27 và F-15 trước sự có mặt của khán giả. Tuy nhiên, người Mỹ vốn đã biết rõ máy bay Liên Xô qua các video clip, đã đề nghị đơn giản hóa bài tập và tiến hành ở xa con mắt người ngoài. Họ đã quyết định tiến hành “cuộc diễn tập chung” ở cách xa bờ biển 200 km. Theo kịch bản đề xuất, ban đầu 1 chiếc F-15D phải tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của Su-27UB, sau đó các máy bay sẽ đổi vai cho nhau và Su-27 phải thoát khỏi sự truy đuổi của Eagle. Ngồi trong cabin trước của chiếc Su-27UB là Ye. Karabasov, ở cabin sau là phi công Mỹ. Một chiếc F-15C cũng cất cánh để quan sát cuộc tranh hùng.

F-15J của Không quân Phòng vệ Nhật Bản

Chiếc F-15 đã cố bứt khỏi Su-27 ở chế độ tăng lực toàn phần. Nhưng Karabasov vẫn bám cứng ở đuôi chiếc F-15 bằng cách sử dụng chế độ tăng lực cực tiểu và lực đẩy không tăng lực tối đa. Sau khi các máy bay đổi chỗ cho nhau, Karabasov đã bật tăng lực toàn phần và lập tức thoát khỏi F-15D với vòng lượn và lấy độ cao gắt. Chiếc Eagle lập tức tụt lại phía sau. Sau vòng lượn, chiếc Su-27UB bám ngay vào đuôi chiếc F-15, nhưng viên phi công Nga đã bị nhầm lẫn nên đã “bắn rơi” không phải chiếc F-15D mà là chiếc F-15C đang quan sát ở phía sau. Sau khi nhận ra nhầm lẫn, Karabasov lập tức bắt vào máy ngắm chiếc F-15D hai chỗ ngồi. Mọi nỗ lực sau đó của viên phi công Mỹ nhằm thoát khỏi sự truy sát của máy bay Nga đều vô hiệu. Trận không chiến kết thúc ở đây.

Phải nói rằng, máy bay huấn luyện Su-27UB không chỉ dễ dàng làm thịt máy bay huấn luyện F-15D mà cả máy bay chiến đấu F-15C trong khi thua kém nó về nhiều thông số (ví dụ như tốc độ ở gần mặt đất và trên cao). Khả năng cơ động siêu việt đã giải quyết tất cả. Chẳng hạn, F-15 không có khả năng thực hiện thao tác bay “Rắn hổ mang Pugachev”. Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung.

No comments:

Post a Comment

Các bạn hãy trả lời Mail để nhận sách miễn phí nha

Văn Bản

RubyBook

Chào mừng các bạn đến với trang blog của mình.Nếu cần những cuốn sách nào theo yêu cầu của các bạn xin gửi mail cho mình theo địa chỉ mail bên dưới nhé




Liên Hệ Với Chúng Tôi

Name

Email *

Message *