Tuesday, July 21, 2015

Lý giải về loài rắn độc làm "tan chảy da người"

Vì loài rắn độc này mà chính phủ Brazil đã phải cấm du khách lai vãng tới một hòn đảo ở ngoài khơi thành phố Sao Paolo.

Rắn hổ lục đầu giáo vàng (Golden Lancehead Pits Vipers) là một trong những loài rắn sở hữu nọc độc kinh hoàng nhất thế giới.

Ngay sau khi bị chúng cắn, nạn nhân sẽ nhanh chóng có hàng loạt triệu chứng như suy thận, hoại tử mô cơ bắp, xuất huyết não hay chảy máu đường ruột, 90% trường hợp trong số đó sẽ tử vong.

Nọc độc của chúng có thể làm tan chảy động vật hoặc con người.

Các nhà khoa học đã có 1 chuyến đi đến đảo rắn của Brazil và bắt được một chú rắn khá lớn của loài này.

Vấn đề là tại sao nọc độc của rắn Vipe hình đầu giáo vàng lại phát tác nhanh hơn tất cả các loài rắn khác?

Cách đây hàng nghìn năm, mực nước biển dâng cao và chia cắt đảoIlha de Queimada Grande khỏi Brazil. Lúc này, thức ăn của những con rắn trở nên khan hiếm và chúng buộc phải ăn các con chim di cư lai vãng đến.

Vấn đề lúc đó là, hầu hết nọc độc của rắn phải mất nhiều thời gian để phát tác, đôi khi mất tới vài ngày. Như vậy, khi nọc độc phát tác giết con chim thì nó đã di chuyển đi nơi khác mất.

Rắn vipe đầu hình giáo, màu vàng trên đảo ở Brazil. Ảnh từ Huffington Post

Chính vì vậy, loài rắn này buộc phải tiến hóa để sức mạnh của nọc độc được phát tác nhanh chóng, gần như ngay tức thì.

Nọc độc của chúng có uy lực gấp 5 lần nọc độc của những loài rắn khác và thậm chí có thể làm tan chảy da người.

No comments:

Post a Comment