“Cầu vồng lửa” thực chất là quang học, cho thấy khả năng biến hóa kỳ diệu của ánh sáng mặt trời. Theo đó, các tinh thể băng hình đĩa trong các đám mây mỏng sẽ hấp thụ một vài màu sắc của ánh sáng mặt trời, để lại một vài màu sắc đặc biệt trên bầu trời.
Tên khoa học của hiện tượng này là vầng quang circumhorizontal - một vầng ánh sáng được hình thành những tinh thể băng hình đĩa lục giác được được thành ở những đám mây cuộn trên cao.
Mỗi lần xuất hiện, vầng sáng này có thể có diện tích rất lớn, song song với đường chân trời. Sự khúc xạ của ánh sáng Mặt Trời, đôi khi là Mặt Trăng, qua các tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Khúc xạ ánh sáng Mặt Trời hoặc Mặt Trăng là yếu tố chính tạo nên hiện tượng tuyệt đẹp này
Mặt Trời khi đó phải ở vị trí rất cao, khoảng 58 độ so với đường chân trời hoặc cao hơn. Khi mặt trời lên tới thiên đỉnh, các tinh thể băng được phản chiếu ánh sáng mặt trời, tùy thuộc vào mức độ bị bẻ cong của ánh sáng, các tinh thể này sẽ mang từng màu sắc khác nhau, giống như trên một lăng kính.
Màu chủ đạo của cầu vồng lửa là màu đỏ rực, thường xuất hiện ở Bắc Mỹ vào mùa hè. Trong khi đó, các khu vực như Bắc Âu gần như không bao giờ có cơ hội chứng kiến hiện tượng độc đáo này bởi nhiều lý do. Cầu vồng lửa không thể nhìn thấy được tại những vị trí 55 độ Bắc hoặc 55 độ Nam.
Một năm, chúng chỉ xuất hiện một vài lần. Ví dụ, ở London, Anh, mặt trời chỉ đạt được độ cao thích hợp để tạo thành cầu vồng lửa trong vòng 140 giờ đồng hồ ở thời điểm giữa tháng năm và cuối tháng sáu.
Trong khi ở Los Angeles, mặt trời đạt độ cao lớn hơn 58 độ trong vòng 670 giờ đồng hồ, thời điểm cuối tháng Ba và cuối tháng Chín.
No comments:
Post a Comment