Loài thằn lằn cá là một loài bò sát biển khổng lồ giống cá heo sinh sống ở biển cách đây 248 triệu năm trước và tuyệt chủng cách đây 25 triệu năm.
Đi tìm nguyên nhân tuyệt chủng của loài thằn lằn cá
Trong suốt thời kỳ khủng long, loài thằn lằn cá - một loài bò sát biển khổng lồ giống cá heo - phát triển mạnh mẽ trong các đại dương thời tiền sử. Chúng có thể sống trong mọi môi trường nước gần và xa bờ. Nhưng khi phải cạnh tranh trong khu vực phát triển, loài thằn lằn cá này bị mất cả lãnh thổ và giống nòi trước khi dần dần tiến tới tuyệt chủng, một nghiên cứu mới cho biết.
Thực tế, nguyên nhân tuyệt chủng của loài động vật này đã đánh đố các nhà khoa học trong nhiều năm qua. Thằn lằn cá tiến hóa từ loài bò sát mặt đất có khả năng sinh sống ở biển cách đây 248 triệu năm trước. Sau khi sống dọc theo bờ biển hàng triệu năm, chúng di cư ra vùng nước ngoài khơi. Chúng biến mất khoảng 90 triệu năm trước đây và tuyệt chủng cách đây 25 triệu năm trước khithiên thạch sát hại loài khủng long đâm sầm vào Trái Đất.
Vậy, nếu các thiên thạch không phải là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài thằn lằn cá này thì đâu mới là nguyên do thực sự? Để tìm hiểu kỹ hơn, các nhà nghiên cứu đã xem xét những mẫu hóa thạch của loài này và xác định các loại môi trường đặc biệt nào mà loài vật này cư ngụ.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu hóa thạch loài thằn lằn cá
Trong hầu hết các nghiên cứu, chỗ ở của loài này được dự đoán dựa trên một đặc điểm duy nhất thường là hình dạng của răng, nhà nghiên cứu Daniel Dick, tiến sĩ cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Stuttgart, Đức cho biết. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đang khai thác một số các đặc điểm khác. Ví dụ, họ phân tích kích thước cơ thể và hình dạng răng của loài thằn lằn cá để xác định chiến lược săn mồi của loài này chẳng hạn như chúng săn mồi bằng cách phục kích (khả năng bơi lội kém) hay rượt đuổi con mồi (bơi rất nhanh), Dick nói.
Sau khi kiểm tra 45 loài thằn lằn cá, Dick và đồng nghiệp, Erin Maxwell đã phân tích và phân loại thành 7 nhóm cơ bản dựa vào các kiểu sinh thái. Ví dụ, trong tất cả các loài thằn lằn cá thì có loài Cartorhynchus là loài duy nhất có kiểu sinh thái riêng biệt. Chúng là loài săn mồi nhỏ và sống ở vùng nước nông, Dick nói với Live Science.
Một nhóm khác đại diện cho hầu hết các loài thằn lằn cá là loài sống trong giữa thời kỳ ban đầu và thời kỳ Middle Triassic. Loài này dài ít hơn 2 mét và có bộ răng cùn nhưng chắc khỏe. Điều này cho thấy chúng ăn mồi vỏ cứng chẳng hạn như san hô và động vật thân mềm có vỏ. Chúng không có thân thể thon dài do đó không thể sống ở những vùng nước ngoài khơi vì chúng khó có thể bơi xa, Dick cung cấp thêm.
Một số loại thằn lằn cá
Không phải tất cả 7 nhóm đều tồn tại cùng 1 lúc mặc dù 5 loại tồn tại đồng thời trong thời kỳ kỷ Jura, thời kỳ loài thằn lằn cá phát triển mạnh mẽ nhất. Vào thời kỳ Trung kỷ Jura, số lượng các nhóm của thằn lằn cá giảm. Những kẻ săn mồi chuyên nghiệp như loài Eurhinosaurus giống cá kiếm và loài Temnodontosaurus dần dần tuyệt chủng chỉ còn lại hai nhóm sống trong vùng nước ngoài khơi.
Hai nhóm cuối cùng gồm 1 loài có cơ thể to lớn và hàm răng chắc khỏe để nghiền xương cá hoặc loài thân mềm. Loài kia khá giống cá heo với răng nhỏ và có khả năng ăn con mồi mềm như mực.
Những loài thằn lằn cá còn xót lại này cuối cùng cũng gặp vận hạn trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Cenomanian-Turonian. Trong đó có loài spinosaurs(khủng long ăn thịt biết bơi), plesiosaurs (loài bò sát biển cổ dài) và khoảng một phần ba động vật biển (động vật không xương sống) cũng đã bị tuyệt chủng. Vì chỉ còn duy nhất hai loài thằn lằn cá còn tồn tại nên chúng dễ dàng bị xóa sổ.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn không hiểu lí do loài thằn lằn cá lại từ bỏ nơi cư ngụ trước đó của mình, có thể chúng đã bị xâm chiếm bởi các loài khác có khả năng thích nghi tốt hơn. Chẳng hạn như loài plesiosaurs đã "tiếp quản" rất nhiều khu vực gần bờ. Nghiên cứu này đã thắp lên ánh sáng về sự tiến hóa và tuyệt chủng của loài thằn lằn cá ichthyosaurs, Neil Kelley, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên ở Washington, DC, không tham gia nghiên cứu, cho biết.
No comments:
Post a Comment