Loài khủng long mới phát hiện Chilesaurus diegosuarezi có thể là họ hàng của loài T. Rex nổi tiếng. Thế nhưng, nghiên cứu mới chỉ ra rằng C. diegosuarezi không ăn thịt mà lại... gặm cỏ.
Loài khủng long mới phát hiện Chilesaurus diegosuarezi có thể là họ hàng của loài T. Rex nổi tiếng.
Thế nhưng, nghiên cứu mới chỉ ra rằng C. diegosuarezi không ăn thịt mà lại... gặm cỏ. Theo các chuyên gia, khi loài vật này chuyển sang ăn cỏ, cấu trúc cơ thể của nó đã thay đổi.
Chilesaurus diegosuarezi có các đặc điểm tương đồng với theropod - tức khủng long ăn thịt, nhưng nó cũng có các đặc trưng của khủng long ăn cỏ như răng có dạng lá, cổ dài giúp ăn lá cây trên cao, và bàn chân to giúp chống đỡ trọng lượng cơ thể...
Khủng long Chilesaurus diegosuarezi
Giống như các theropod, Chilesaurus diegosuarezi đi bằng 2 chân sau. Nó cũng có chi trước mạnh mẽ giống như các khủng long ăn thịt khác của kỷ Jura như Allosaurus.
Tuy nhiên, móng vuốt của nó lại cùn, khác với người họ hàng Velociraptor có móng nhọn.
Khủng long Chilesaurus đi bằng 2 chân sau. Ảnh: Gabriel Lío
Năm 2010, một cậu bé 7 tuổi đã phát hiện ra vài xương sống hóa thạch của C. diegosuarezi ở phía nam Chile khi đi thám hiểm địa chất cùng cha mẹ.
Cậu bé Diego (trái) - con trai nhà địa chất Manuel Suárez (phải) - là người phát hiện ra xương của Chilesaurus khi mới 7 tuổi. Ảnh: Fernando Novas
Sau đó, các nhà khoa học người Chile và các nhà khảo cổ tại Argentina đã cùng nhau hợp tác và phát hiện hàng chục bộ xương của Chilesaurus, bao gồm 4 mẫu hoàn chỉnh.
Chilesaurus khiến các chuyên gia cổ sinh học vô cùng ngạc nhiên. Ảnh: Gabriel Lío
Loài khủng long mới được phát hiện này rất kỳ lạ - theo Thomas Carr, giáo sư sinh học tại ĐH Carthage, Winconsin và 1 nhà cổ sinh học khác không tham gia vào nghiên cứu.
Nhìn qua, C. diegosuarezi giống như 1 kết hợp lạ lùng của nhiều loài khủng long khác nhau. Nó mang đặc điểm của 3 nhóm khủng long: khủng long ăn thịt (theropod), khủng long ăn cỏ (ornithischia) và khủng long chân thằn lằn (sauropod).
Hình chụp X quang của C. diegosuarezi. Ảnh: Gabriel Lío
Xương mu của Chilesaurus hướng về phía sau, giống xương mu của khủng long ăn cỏ - có lẽ là để cung cấp cho ruột nhiều không gian để tiêu hóa thực vật hơn, các nhà nghiên cứu nhận định.
Carr cho hay, ở phần lớn các loài khủng long ăn thịt, xương mu hướng xuống hoặc hơi hướng về phía trước.
Các nhà nghiên cứu khai quật hóa thạch của C.diegosuarezi tại vùng Aysén (hay Aisén), phía nam Chile. Ảnh: Fernando Novas
Hóa thạch răng cho thấy Chilesaurus diegosuarezi không có hàm răng sắc nhọn giống người họ hàng T. Rex (Tyrannosaurus) của mình mà trái lại, khá cùn.
Hàm phải và răng khủng long nhìn nghiêng. Ảnh: Fernando Novas
Ngoài hóa thạch Chilesaurus, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy hóa thạch crocodyliforms - tổ tiên loài cá sấu và những mẩu xương rời rạc của 1 số loài khủng long chân thằn lằn khác, như diplodocids và titanosaurians.
Giáo sư Carr cho hay: "Tôi nghĩ rằng cái mà chúng ta đang nhìn thấy là biểu hiện cho thấy khủng long chỉ có những lựa chọn hạn chế khi chúng là loài ăn cỏ."
Cơ thể của Chilesaurus vốn là của loài ăn thịt, nhưng qua quá trình tiến hóa, nó chuyển sang ăn cỏ, thì nó chỉ có thể đi theo 1 số tùy chọn có sẵn nhất định.
No comments:
Post a Comment